Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/10 cho biết tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hoàng tử Vladimir, lớp Borei A của Nga đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Bulava.
Báo Vedomosti dẫn một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ này sẽ bắt đầu thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat vào đầu năm 2020.
Ngày 25/10, tàu phá băng chiến đấu đầu tiên của Nga có tên "Ivan Papanin" đã được hạ thủy tại thành phố Saint Petersburg của Nga.
Tập đoàn Raytheon vừa chào hàng Không quân Mỹ loại vũ khí laser mới có khả năng tiêu diệt các loại máy bay không người lái trong tích tắc.
Nga đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do nước này sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên tạp chí National Interest, chuyên gia quân sự Mỹ Sebastien Roblin đã đặc biệt chú ý đến tàu ngầm năng lượng hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ thứ 4 của Nga, mô tả chiến hạm lớp Borei chính là “vũ khí ngày tận thế thực sự”.
Ngày 20/10, một quan chức cấp cao của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) khẳng định nước này đã có thể "tự lực" hoàn toàn trong ngành sản xuất và phát triển hạt nhân.
Xe tăng T-72B3 đang hoạt động tại Syria đều được Nga sản xuất. Sau đây là những hình ảnh đặc biệt từ bên trong nhà máy sản xuất xe tăng này.
Ngày 15/10, Triển lãm Hàng không vũ trụ và quốc phòng Seoul (ADEX) 2019 đã khai mạc tại Sân bay Seoul ở Seongnam, với sự tham gia của khoảng 430 công ty chế tạo vũ khí từ 34 quốc gia trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Mỹ rằng việc từ chối gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START mới) sẽ gây thêm nhiều hiểm họa và bất ổn cho an ninh thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ với báo giới rằng các kỹ sư nước này đã phát triển biện pháp đối phó hoàn mới đối với mọi lá chắn tên lửa nước ngoài.
Để biến thành vũ khí chính xác, một tên lửa đạn đạo cần được trang bị một hệ thống dẫn đường – gọi là “bộ não” có chức năng liên tục theo dõi vị trí, vận tốc và hướng đi của tên lửa.
Ngày 10/10, Triều Tiên đã chỉ trích các nước châu Âu là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về tuyên bố chung của nhóm này về vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Bình Nhưỡng.
Tờ Izvestia dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, tới đây, toàn bộ vùng phía Nam nước Nga sẽ được bảo vệ bằng các trạm định vị vô tuyến tầm xa tiên tiến nhất "Niobiy-SV".
Nga đang theo dõi sát sao tất cả các động thái của Mỹ phát triển các hệ thống vũ khí mới và Moskva rất lo ngại về một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới.
Trong bối cảnh bế tắc trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ, ngày 8/10, trang tin tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên có bài chỉ trích Hàn Quốc về kế hoạch mua vũ khí của Mỹ, coi động thái này là "hành động phản bội không thể dung thứ".
Người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Ali Akbar Salehi ngày 8/10 thông báo Iran sẽ ra mắt chuỗi lò phản ứng hạt nhân IR6 trong tương lai gần, một bước đi mới theo hướng giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 giữa nhóm P5+1 với Tehran.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo hai trạm radar mới cảnh báo sớm tên lửa Voronezh sẽ được đưa vào hoạt động năm 2022 tại vùng Murmansk và Cộng hòa Komi phía Bắc nước này.
Lực lượng Vũ trụ Nga đã có ba vệ tinh cảnh báo sớm tấn công tên lửa, và đang có kế hoạch xây dựng trạm định vị vô tuyến mới của hệ thống này tại căn cứ Sevastopol.
Ngày 3/10, Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông báo cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã phê chuẩn một hợp đồng quân sự, theo đó Mỹ sẽ bán cho Ukraine 150 quả tên lửa chống tăng Javelin do Tập đoàn Raytheon chế tạo và các thiết bị liên quan với giá trị lên tới 39,2 triệu USD.