Liên tục trong 2 ngày 25 và 26/3, đường dây nóng của Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về việc Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu và Phòng khám Đa khoa Nam Việt có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh.
Ngày 28/3, Tổ chức Y tế Thế (WHO) đã thay đổi các khuyến nghị đối với vaccine COVID-19, đề xuất những người có nguy cơ cao nên tiêm một liều bổ sung sau 12 tháng kể từ lần tiêm nhắc lại gần nhất.
Sáng 27/3, Bệnh viện Quân y 175, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Operation Walk Chicago (OWC), Hoa Kỳ tiến hành đợt phẫu thuật thay khớp háng miễn phí cho các bệnh nhân thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 27/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty RX. Manufacturing Co., Ltd (Thái Lan), đại diện chấp hành quyết định xử phạt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Úc châu (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) 80 triệu đồng và buộc tiêu hủy 11 lô thuốc Myomethol, số giấy đăng ký lưu hành VN-17397-13 với lý do đã sản xuất thuốc vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo về định hướng phát triển cơ sở y tế trong tình hình mới, khu vực phía Bắc.
Trong tuần qua (từ ngày 21-25/3), Việt Nam ghi nhận 64 ca mắc COVID-19. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.527.203 ca mắc, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.491 ca mắc).
Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm chủng theo lịch. Trong trường hợp tiêm chậm muộn, cần được tiêm bù mũi càng sớm càng tốt, không phải tiêm lại từ đầu. Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm bù mũi, tiêm vét các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bộ Y tế đang triển khai xây dựng danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có và đề xuất giải pháp, cơ chế để các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua sắm, dự trữ một số thuốc chống độc, ngộ độc; chấp nhận hủy bỏ khi không có bệnh nhân dẫn đến thuốc hết hạn.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/3, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo, nước này đã ghi nhận 1.590 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc cao nhất được ghi nhận theo ngày trong gần 5 tháng qua.
Bệnh lao vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Nam Phi. Tuyên bố này được Phó Tổng thống Nam Phi Paul Mashatile đưa ra nhân ngày Ngày Thế giới phòng chống Lao năm 2023.
Thông tin từ Bệnh viện Quân y 175, TP Hồ Chí Minh, cho biết, lúc 0 giờ 55 phút ngày 25/3, máy bay trực thăng EC225 mang số hiệu VN 8622 của Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) chở Tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) hạ cánh xuống nóc sân đỗ Viện Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quân y 175, hoàn tất quá trình đưa một ngư dân bị giảm áp do lặn sâu từ Trung tâm y tế Thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về đất liền điều trị.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/3 cảnh báo số ca tử vong do bệnh lao tại châu Âu đang tăng trở lại sau khi liên tục giảm trong 2 thập kỷ.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm hình ảnh thần kinh và não tại Đại học Quốc gia Australia đã tìm ra mối liên hệ giữa lượng magie nạp vào cơ thể càng cao sẽ dẫn đến việc não bộ càng khỏe mạnh.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, từ cuối năm 2022 đến nay, tình hình bệnh dại trên địa bàn Đồng Nai diễn biến phức tạp, tỉnh ghi nhận 1 người tử vong do bệnh dại (bị chó cắn) và 2 ổ dịch chó dại. Đây là điều bất thường, bởi trước đó, từ năm 2014 đến tháng 11/2022, ở Đồng Nai không xuất hiện bệnh dại trên người và động vật.
Cách đây 3 năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19, căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, là đại dịch toàn cầu. Sau 3 năm, những tín hiệu tích cực cho một cuộc sống bình thường mới đã xuất hiện nhờ những nỗ lực kiểm soát đại dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những “cơn sóng dữ” đã đi qua nhưng WHO vẫn quyết định duy trì cảnh báo ở cấp độ cao nhất trên toàn cầu với đại dịch này.
Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3) bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế - xã hội, thúc đẩy nỗ lực chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.
Sáng 24/3, tại quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng, Sở Y tế Hải Phòng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao (24/3).
Về tình hình cung ứng thuốc chậm hoặc gián đoạn, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thời gian qua, lãnh đạo Bộ Y tế đã có giải thích tại buổi họp báo quý I, ngày 24/3.
Trong bối cảnh cuộc chiến chống bệnh lao toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, Ngày thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay có chủ đề “Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao” (Yes! We can end TB), như một lời khẳng định mạnh mẽ rằng việc “thanh toán” bệnh lao là hoàn toàn có thể.
Nhiều trẻ mắc lao diễn biến nặng, nguy kịch nhưng bệnh lại khó chẩn đoán.
Ngày 23/3, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, thông qua Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Cu Ba tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến trao đổi về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân với Ban Chăm sóc sức khỏe ban đầu (thuộc Bộ Y tế Cu Ba) cùng các chuyên gia về y tế cộng đồng của Cu Ba.