Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đón nhận lực mua mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm năng lượng.
Trong khi giá vàng thế giới có xu hướng giảm, thì giá vàng miếng SJC trong nước sáng 8/10 lại tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá hôm nay 8/10 giữa Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh trở lại mốc 25.000 VND/USD.
Thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt giảm trong phiên giao dịch 7/10 khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Diễn biến này thể hiện những mối lo ngại về lạm phát có thể bùng phát trở lại.
Giá dầu thế giới tăng hơn 3% vào phiên giao dịch 7/10, trong đó giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2024.
Phiên 7/10, đồng USD vẫn loanh quanh gần mức cao nhất trong 7 tuần, sau đà tăng mạnh nhờ báo cáo việc làm tích cực của Mỹ hôm 4/10 và căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.
Báo cáo việc làm vượt kỳ vọng của Mỹ đã giúp thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần 7/10, xoa dịu những lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, đồng USD duy trì đà tăng khi các nhà giao dịch giảm kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tiếp theo của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng giảm nhẹ vào phiên giao dịch đầu tuần 7/10, do thị trường dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thu hẹp biên độ giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 11 tới sau khi nền kinh tế Mỹ vừa đón nhận dữ liệu việc làm tích cực. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát và các bình luận từ các quan chức Fed để có thêm manh mối về triển vọng của thị trường kim loại quý.
Nhà đầu tư trong nước “dè dặt” giải ngân, trong khi khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường thiếu đi động lực tăng trưởng. Do đó, VN-Index hôm nay trồi sụt nhẹ quanh mốc 1.270 điểm.
Giá dầu tại thị trường châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần 7/10, do lo ngại về nguồn cung dư thừa giữa bối cảnh nhu cầu giảm.
Đồng yen Nhật Bản đã xuống mức thấp nhất trong gần tháng, còn các đồng tiền chủ chốt khác cũng đang vật lộn với mức giảm vào đầu phiên 7/10, khi đồng USD kéo dài đà tăng nhờ số liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ và xung đột ở Trung Đông leo thang.
Giá vàng tại châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng 7/10, khi báo cáo việc làm khả quan của Mỹ đã củng cố những dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn vào tháng 11/2024.
Chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên sáng 7/10, sau khi báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ đã đẩy lùi lo ngại về suy thoái kinh tế và khiến các nhà phân tích điều chỉnh các dự báo liên quan đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hạ lãi suất.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước sáng 7/10 ổn định.
Thông tư 46/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ (USD) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Vàng miếng SJC trong tuần đã ghi nhận giá mua vào tăng khoảng 500.000 đến 600.000 đồng/lượng lên mức 82-82,3 triệu đồng/lượng; giá bán ra cũng ghi nhận 1 nhịp tăng duy nhất là 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch ngày 1/10, đạt ngưỡng 84 triệu đồng/lượng – mức cao nhất kể từ ngày 2/9/2024.
Giá dầu Urals giao tháng 10/2024 của Nga tăng trở lại mức trên 65 USD/thùng tại các cảng xuất khẩu ở Biển Baltic và Biển Đen, cao hơn 5 USD/thùng so với mức trần giá do phương Tây áp đặt. Đây là tính toán của Reuters, được đưa ra trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông đẩy giá dầu lên cao.
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động giảm khá. Gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm cùng xu hướng giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.
Chỉ số VN-Index đã đối mặt với áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ khi tiếp cận vùng kháng cự 1.300 điểm và quay đầu giảm điểm trong tuần qua (từ 30/9 - 4/10). Nhịp điều chỉnh của thị trường còn chịu tác động từ việc tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng trở lại, lên mức 24.750 và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng vượt mốc 4%.
Giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.