Năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tạo nhiều khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và làm giảm đà tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Sau trận mưa lũ kinh hoàng cách đây 2 năm, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có trên 170 gia đình ở các xã Phước Lộc, Phước Kim bị mất nhà ở hoặc bị hư hỏng nặng cần được tái định cư. Sau hai năm nỗ lực, đến nay cuộc sống của đồng bào đã ổn định, không còn nỗi lo sạt lở. Tuy vẫn còn không ít khó khăn, nhất là về đất sản xuất, nhưng cuộc sống của đồng bào đã ổn định, công cuộc tái thiết đã bắt đầu.
Trước tình trạng giá đất tăng đột biến gây nhiều hệ lụy, chính quyền các Tây Nguyên có nhiều giải pháp để kiềm chế đà tăng của giá đất và xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến đất đai, xây dựng. Từ đó, từng bước lập lại trật tự trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, sử dụng có hiệu quả “nguồn lực đặc biệt” để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, thị trường bất động sản sôi động, giao dịch tăng mạnh là điều đáng mừng khi Nhà nước có thêm nguồn thu thuế, một bộ phận người dân có thêm tài chính để đầu tư phát triển sản xuất, học tập... Tuy nhiên, việc đẩy giá đất tăng quá cao so với thực tế, gây “sốt ảo” và tình trạng phân lô, bán nền diễn ra tràn lan đang gây ra rất nhiều hệ lụy.
Tây Nguyên được ví như mái nhà của Đông Dương, là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Gia Rai, M’Nông, Xê Đăng, Mạ... Cuộc sống của bà con hiện nay còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, khi giá đất tăng cao, cùng với những chiêu trò dụ dỗ của “cò đất”, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các buôn làng Tây Nguyên đã cắt đất để bán.
Lợi dụng kẽ hỡ trong chính sách, pháp luật về đất đai, sự yếu kém trong quản lý của chính quyền, thậm chí có sự móc nối, tiếp tay của cán bộ nên nhiều người dân, nhà đầu tư, cò đất đã mua gom diện tích rộng có thổ cư, đất nông nghiệp sau đó phân lô, bán nền để trục lợi gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã, đang diễn ra tình trạng “sốt đất” (chủ yếu đất nền) và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng sốt đất. Tuy có những mặt tích cực nhưng tình trạng sốt đất tại các địa phương ở Tây Nguyên về trước mắt cũng như lâu dài để lại nhiều hệ lụy như: gây khó khăn trong thực hiện và quản lý quy hoạch; tăng chi phí giải phóng mặt bằng; tranh chấp, khiếu kiện; thất thu thuế; người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bán tư liệu sản xuất làm phát sinh các vấn đề xã hội tiêu cực...
Tuyên Quang và Hà Giang là 2 địa phương có nhiều nét tương đồng về văn hóa và có nhiều lợi thế để cùng khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch liên tỉnh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Cầu Khỉ - cây cầu có kết cấu vĩnh cửu bắc qua sông Đăk Mi, trên tuyến đường liên xã ĐH5 từ xã Phước Công - Phước Lộc, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã bị nước lũ cuốn trôi đường dẫn và mố cầu vào cuối tháng 4. Vì nhu cầu đi lại, người dân địa phương phải bám theo bờ thành hẹp và lan can phía còn lại của cây cầu để qua sông, bất chấp hiểm nguy đang rình rập.
Ông Lương Hồng Hà, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa ký Kết luận thanh tra việc quản lý và chấp hành các quy định pháp luật trong thăm dò, khai thác khoáng sản tại các mỏ đá xây dựng trên địa bàn 2 huyện Đắk R’Lấp và Đắk Song.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang, đến hết tháng 4/2022, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt hơn 11% kế hoạch năm, tương đương 573,1 tỷ đồng. Trong số này, một số đơn vị được giao kế hoạch vốn lớn, có dự án chuyển tiếp nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp.
Mường Tè từ lâu được biết đến là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu với tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trong những năm qua, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã thoát nghèo bền vững và ngày càng có sự thay đổi rõ rệt.
Kon Tum là tỉnh phía bắc Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng đến nay vẫn là tỉnh kém phát triển về du lịch so với 4 tỉnh còn lại trong vùng. Việc kết nối với các tỉnh trong vùng và liên vùng để khai thác tiềm năng đang là bài toán với tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
Đánh thức “vùng đất Chín Rồng” là mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII, ban hành ngày 2/4/2022. Nghị quyết đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vùng đất này có nhiều tiềm năng chưa được khai phá và cần có những chính sách phù hợp, sát thực tế.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu không chỉ diễn biến nhanh, phức tạp mà những quy luật tự nhiên cũng dần thay đổi khó nắm bắt. Bên cạnh tình trạng sạt lở, thủy triều dâng cao bất ngờ với tần suất ngày càng nhiều đang trực tiếp đe dọa đến đời sống của người dân sống ven tuyến đê biển Tây.
Ngày 5/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Phiên họp thường kỳ tháng 4/2022 về tình hình kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Ngày 5/5, Ban Dân tộc tỉnh An Giang tổ chức họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 và kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946-3/5/2022).
Trước tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng gay gắt đến sản xuất và đời sống, nông dân Bến Tre đã có những chuyển đổi thích ứng linh hoạt trong sản xuất, chăn nuôi "thuận thiên" trong ứng phó biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả cao.
Tối 30/4, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bài ca thống nhất”, mở đầu chuỗi các hoạt động du lịch Mù Cang Chải năm 2022.
Ngày 30/4, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Lễ trao giải hội thi bình chọn sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.