Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
Trước tình hình dịch bệnh mới nổi, tái nổi có dấu hiệu xâm nhập vào Thành phố, ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Hiện nay, thế giới đang tiếp tục phải đối mặt với sự gia tăng nhiều ca bệnh liên quan đến virus gây viêm phổi ở người HMPV, virus cúm gia cầm H5N1 hoặc norovirus. Điều này đang thực sự gây lo ngại cho không chỉ người dân mà còn khiến chính phủ nhiều nước phải chủ động các phương án để chủ động phòng ngừa, điều trị khi dịch bùng phát diện rộng.
Liên quan đến thông tin về Human Metapneumovirus (HMPV) gây viêm phổi tại Trung Quốc, các chuyên gia y tế nhận định đây không phải virus mới. HMPV có khả năng gây bệnh thấp, mức độ lây lan hạn chế. Người dân không nên hoang mang nhưng cần chú ý các biện pháp phòng bệnh.
Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc.
Sáng 23/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 13 đến 20/12, toàn thành phố ghi nhận 50 trường hợp mắc sởi tại 24 quận, huyện, tăng 6 trường hợp so với tuần trước đó. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 259 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh.
Theo thống kê từ các bệnh viện, đa số các trường hợp mắc sởi phải nhập viện do các biến chứng nguy hiểm đều chưa tiêm vaccine phòng sởi. Điều đáng chú ý, trong số này có không ít phụ huynh thuộc nhóm "anti vaccine" (chống tiêm chủng) từ chối tiêm phòng sởi cho con em mình.
Để chủ động ứng phó với dịch bệnh chưa rõ tác nhân tại Cộng hoà Dân chủ Congo (CHDC Congo), chiều 17/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.
Ngày 13/12, nhà chức trách Hàn Quốc thông báo nước này đã ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm cúm gia cầm độc lực cao tại một trang trại địa phương. Đây là trường hợp thứ 10 phát hiện trong mùa cúm này.
Trước tình hình và diễn tiến bệnh qua đường hô hấp có chiều hướng khó lường, chiều tối ngày 10/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh viêm phổi nặng do virus (SVP).
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, số ca mắc sởi tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam vẫn tăng mạnh theo chiều “dựng đứng” và chưa có điểm dừng. Theo nhận định của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, từ nay đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025 số ca mắc sởi tại khu vực phía Nam sẽ tiếp tục gia tăng.
Chiều 4/11, tại Hội nghị Bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt là rà soát và tiêm vaccine cho trẻ em chưa được chủng ngừa.
Ngày 3/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, số ca mắc bệnh sởi tại Thành phố tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ từ 11 đến 14 tuổi. Đáng chú ý, có một trẻ 12 tháng tuổi tử vong do mắc sởi.
Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi ở tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.
Ngày 23/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.
Chỉ trong vòng một tuần, TP Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc sởi mới, tăng 43,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.