Sở Y tế Hà Nội ngày 7/4 ban hành văn bản 1540/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người.
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
Ngày 11/11, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Ổ dịch sởi xuất hiện tại huyện Nghi Xuân cơ bản được khoanh vùng bao vây và không có trường hợp mắc thêm. Ngành Y tế Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương có các biện pháp chủ động phòng, chống dịch sởi lây lan.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở tỉnh vẫn đang là mùa mưa nên nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết rất cao. Vì vậy, Trung tâm khuyến cáo các địa phương tích cực triển khai phòng, chống dịch bệnh này.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, nhằm chủ động phòng, chống dịch sởi kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, Sở đang yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với địa phương điều tra và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát trong cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều tổ chức phun diệt côn trùng phòng, chống dịch...
Chỉ riêng trong 1 tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại tỉnh Thái Bình là 95 ca, tăng 48 ca so với tuần trước (nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay tại tỉnh là 767 ca, trong đó số ca mắc sốt xuất huyết nội sinh là 498 ca).
Tại Thanh Hóa, số ca sốt phát ban nghi sởi tăng đột biến, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hiện, ngành Y tế Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh, đồng thời triển khai tiêm phòng vaccine đầy đủ cho người dân.
Hiện các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà và viêm gan B đã xuất hiện trở lại với tốc độ đáng lo ngại, đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế. Việc tiêm phòng đầy đủ và sớm là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ lây nhiễm và biến chứng nghiêm trọng.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.
Ngày 9/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh đã thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại thành phố trong tuần 40 năm 2024. Trong đó, dịch sởi có số ca mắc tăng cao nhất.
Theo ngành y tế, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Ngành y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Ngày 2/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân mắc một loại xoắn khuẩn với các triệu chứng sốt cao không rõ nguyên nhân, kèm theo mệt mỏi, khó thở, bụng chướng căng và đau vùng mạn sườn phải.
Ngày 24/9, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, tiến độ tiêm vaccine sởi tại Thành phố tăng gấp 2,4 lần so với tuần trước đó, nhờ vậy, dịch sởi tại Thành phố cũng đang có dấu hiệu chững lại.
Chiều 18/9, tại buổi họp giao ban phòng chống dịch sởi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay Thành phố đã ghi nhận 55 trường học có học sinh bị sởi tại 16 quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
Ngày 11/9, tại buổi họp giao ban về công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn Thành phố do UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh nhận định, số ca mắc sởi đang tăng rất nhanh nhưng tiến độ tiêm chủng còn rất chậm, trong đó đã xuất hiện chùm ca sởi trong trường học.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngay trong tuần đầu tiên của năm học mới, một số trường học ở Thành phố đã ghi nhận các ổ dịch sởi. Hiện việc kiểm soát dịch sởi trong trường học cũng như cộng đồng đang được các địa phương triển khai khẩn trương.
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Liên quan đến việc công bố dịch sởi của Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/8 vừa qua, ngày 28/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính, đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Cần Thơ có 16 trẻ mắc sởi, trong đó khoảng 1/4 diễn tiến nặng. Con số này không nhiều nhưng trong bối cảnh bệnh có thể bùng thành dịch, ngành Y tế Cần Thơ chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, trong đó chú trọng truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tiêm ngừa đủ liều vaccine cho trẻ.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố, đồng thời khuyến cáo người dân nên đi tiêm vaccine sởi đầy đủ. Bất kỳ người nào không có miễn dịch đều có thể bị nhiễm bệnh. Đáng chú ý, trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị biến chứng sởi nặng.