Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nước đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý chi trả toàn bộ chi phí mua thiết bị quân sự từ Mỹ, trong đó phần lớn được chuyển cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 17/11 thông báo đã lần thứ hai liên tiếp thử thành công hệ thống tên lửa đất đối không phản ứng nhanh (QRSAM), 4 ngày sau khi thực hiện lần bắn thử đầu tiên.
Ngày 11/7, các quan chức Mỹ cho biết một tên lửa đánh chặn được phóng từ tàu Hải quân của Mỹ đã bắn trúng và phá hủy một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đang bay.
Một video mới của Không quân Trung Quốc đã để lộ tên lửa bí ẩn trên chiến đấu cơ của nước này. Tờ Global Times cho biết vũ khí bí ẩn trong video có thể là tên lửa không đối không tầm xa hoặc tên lửa chống bức xạ.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 11/11, tập đoàn Airbus thông báo đã ký hợp đồng cung cấp 38 máy bay tiêm kích Eurofighter cho lực lượng không quân Đức.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hải quân Hàn Quốc ngày 10/11 đã tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm Ahn Mu tại Nhà máy đóng tàu Okpo của Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo ở thành phố Geoje, tỉnh Nam Gyeongsang.
Ngày 10/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận nước này dự định bán máy bay tiêm kích hàng đầu F-35 cho Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) như một phần của thương vụ mua bán khí tài quân sự trị giá 23,37 tỷ USD với quốc gia Vùng Vịnh này.
Một người đàn ông Mỹ đã ghi lại hình ảnh được cho là máy bay không người lái do thám tàng hình siêu tối mật của Không quân nước này có tên “Đại bạch dơi”.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 4/11 đã "trình làng" hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chế tạo trong nước.
Giới nghị sĩ, chuyên gia Mỹ cảnh báo, việc quân đội nước này sử dụng máy bay không người lái mua từ Trung Quốc phục vụ huấn luyện và các nhiệm vụ khác có thể tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn truyền thông khu vực đưa tin Hy Lạp, Đức, Anh và Hungary đã ký kết một thỏa thuận hợp tác phát triển tên lửa đánh chặn mới bằng công nghệ chùm laser.
Theo nhận định của một chuyên gia phòng thủ tên lửa Mỹ, mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên giới thiệu trong cuộc duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi đầu tháng này được ước tính có thể mang đầu đạn nặng khoảng 2,5-3 tấn.
Ngày 20/10, Nga đã bày tỏ hy vọng hóa giải những bất đồng với Mỹ về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) vốn sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.
Iran tuyên bố nước này đã sẵn sàng mua bán vũ khí sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc (LHQ) hết hiệu lực vào ngày 18/10.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ ngày 18/10 đã thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản hải quân.
Quân đội Ấn Độ đã triển khai tên lửa hành trình BrahMos và Nirbhay có tầm bắn lần lượt là 400km và 800km tới khu vực Ladakh.
Một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ tiết lộ tên lửa siêu thanh AGM-183A sắp ra mắt của nước này có thể di chuyển với tốc độ nhanh gấp 6,5 tới 7,5 lần tốc độ âm thanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 14/10, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này sẽ được tự do mua bán vũ khí bắt đầu từ ngày 18/10, vì lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ chấm dứt theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ.
Boeing đã phối hợp với tập đoàn năng lượng General Atomics để phát triển vũ khí laser mới có khả năng bắn hạ tên lửa.
Tên lửa siêu thanh Zircon dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ được thử nghiệm thêm 3 lần nữa. Được trang bị trên tàu khu trục nhỏ Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga, Zircon được kỳ vọng có thể tấn công mọi loại tàu sân bay.
Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga trong năm 2019 trước phản đối dữ dội từ Mỹ. Vào đầu tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ đưa S-400 ra Biển Đen để thử nghiệm. Động thái này được cho sẽ khiến nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lo lắng.