Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nước đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý chi trả toàn bộ chi phí mua thiết bị quân sự từ Mỹ, trong đó phần lớn được chuyển cho Ukraine.
Trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình RBK ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moskva từ lâu đã đề xuất với Mỹ đưa vũ khí siêu âm vào văn kiện gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) cũng như cần phải xem quá trình xác minh các yếu tố mới của hiệp ước diễn ra như thế nào.
Tổng cục Vũ khí của Pháp vừa thông báo một hợp đồng rất quan trọng cho phép các tập đoàn Naval Groupe và TechnicAtome tham gia chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 3, những thiết bị phục vụ chính sách răn đe hạt nhân của Pháp.
Ngày 18/2, Israel cho biết đang hợp tác với Mỹ để phát triển tổ hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo mới mang tên Arrow-4, lớp lá chắn tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của Israel.
Ngày 14/2, quân đội Iran đã bắn thử một quả tên lửa thông minh mới có tầm bắn 300 km.
Siêu ngư lôi Poseidon có thể được trang bị vũ khí thông thường hoặc hạt nhân, khiến chúng có thể hủy diệt một loạt mục tiêu, từ nhóm tàu sân bay tấn công, các căn cứ hải quân cho tới cơ sở hạ tầng.
Theo phóng viên TTXVN tại Moska, Nga đã hoàn tất các thử nghiệm phiên bản hiện đại hóa của máy bay không người lái đánh chặn Wolf-18 mới nhất, có khả năng tìm kiếm và sau đó bắn hạ hoặc đâm máy bay không người lái (UAV) đối phương ở chế độ hoàn toàn tự động.
Ngày 8/2, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) cho biết nước này sẽ phát triển một loại radar tầm xa tự thiết kế, thay thế loại radar cũ mua của nước khác.
Ngày 4/2, Trung Quốc và Ấn Độ hoan nghênh việc Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Ngày 1/2, Bộ Quốc phòng Iran thông báo nước này đã thử thành công tên lửa đẩy thế hệ mới nhất, có khả năng đưa vệ tinh nặng hơn 200 kg lên quỹ đạo cách Trái Đất 50km.
Bộ Quốc phòng Israel ngày 1/2 thông báo đã tiến hành một loạt vụ thử thành công phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa đánh chặn Vòm Sắt (Iron Dome) do Cơ quan Phòng thủ Tên lửa và công ty công nghệ quốc phòng Rafael chế tạo.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga có kế hoạch thử nghiệm loại đạn pháo 152mm dẫn đường mới nhất dành cho pháo tự hành.
Ngày 22/1, truyền thông nhà nước Nga đưa tin nước này đã ký thỏa thuận chuyển giao cho Myanmar các hệ thống phòng không hiện đại Pantsir-S1 và máy bay không người lái Orlan-10E.
Ngày 20/1, quân đội Pakistan thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm trung Shaheen-III.
Ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar kêu gọi Mỹ đối thoại về thương vụ Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm thành công máy bay tấn công không người lái WJ-700 do nước này chế tạo.
Iran phải đảo ngược quyết định làm giàu urani ở các cấp độ cao hơn và tạo cơ hội để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), văn kiện mà Tehran đã ký năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức).
Vũ khí này có thể sánh ngang với súng bắn tỉa về độ chính xác, và giá cả.
Ngày 1/1, tờ Nikkei đưa tin Nhật Bản bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu không người lái điều khiển từ xa và lên kế hoạch trang bị loại máy bay này cho quân đội trước năm 2035.
Sau khi Liên Xô tan rã, do không còn thấy rủi ro nghiêm trọng từ trên không, quân đội Mỹ đã từ bỏ nhiều đơn vị phòng không và chuyển nguồn lực sang lĩnh vực khác. Kết quả là hệ thống phòng không, đặc biệt là trên mặt đất như hệ thống phòng không tầm ngắn (SHORAD) đều giảm quy mô.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael (RADS) của Israel đã cho ra mắt một loạt hệ thống tác chiến hiện đại dành cho chiến trường trong tương lai, bao gồm máy bay không người lái cỡ nhỏ, chó robot và hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động (ATR). Các hệ thống tác chiến này nhằm mục tiêu giảm thương vong cho binh sỹ.