Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Tư lệnh Lực lượng Không quân vũ trụ LB Nga, Thượng tướng Sergei Surovikin cho hay: Hệ thống Phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) được triển khai xung quanh thủ đô Moskva và khu công nghiệp ở thủ đô sẽ sớm nhận được các hệ thống radar và đánh chặn tên lửa mới.
Ngày 3/7, Tư lệnh Lực lượng Không quân vũ trụ Nga, Thượng tướng Sergei Surovikin cho biết quân đội nước này sẽ bắt đầu tiếp nhận các máy bay không người lái có chức năng trinh sát và tấn công tầm trung - tầm xa kể từ năm 2021.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trong một động thái nhằm tăng cường đáng kể năng lực của Không quân Ấn Độ, Bộ Quốc phòng nước này ngày 2/7 đã thông qua quyết định mua 33 máy bay chiến đấu mới của Nga, gồm 12 máy bay Su-30 MKI, 21 máy bay MiG-29 cùng hàng trăm tên lửa không đối không Astra.
Việc đưa vào sử dụng các phương tiện, khí tài vận tải mới như máy bay vận tải C-17 Globemaster, C-130 Super Hercules và trực thăng vận tải CH-47 Chinook trong vài năm gần đây đã giúp không quân Ấn Độ tăng cường sức mạnh không vận.
Loại vũ khí mới này sử dụng lực điện từ trường từ các cuộn nam châm để nhả đạn và có kích thước đủ nhỏ để binh sĩ dễ dàng mang theo người.
Trong 40 năm qua, chỉ một số quốc gia có thể tự sản xuất xe tăng chiến đấu. Một trong những xe tăng uy lực nhất do quốc gia có diện tích nhỏ bé Israel sản xuất.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 27/6 đã ra mắt một máy bay không người lái do nước này tự sản xuất, có thể bay với độ cao tối đa 12.000 feet (hơn 3,6 km).
Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 27/6 thông báo nước này đã lên kế hoạch bắt đầu từ năm tới sẽ sản xuất hàng loạt hệ thống pháo phòng không đặt trên xe bánh hơi mới, trong một dự án thay thế pháo Vulcan đã lỗi thời.
Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kích hoạt đạo luật thời chiến để gấp rút thực hiện những chương trình chế tạo máy bay siêu thanh và công nghệ vũ trụ.
Ấn Độ đang cân nhắc phương án hối thúc Nga nhanh chóng đẩy nhanh quá trình chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Theo bài viết trên tạp chí Military Watch của Mỹ, để đánh bại hệ thống phòng không (SAM) S-400 Triumph của Nga, kể từ năm 2019, Mỹ đã phát triển và nâng cấp tên lửa chống radar AGM-88 HARM. Tuy nhiên, tên lửa này chưa thực sự hiệu quả.
Tạp chí Forbes của Mỹ đưa tin máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet đã lần đầu tiên phóng thành công quả bom lượn GBB-53/B StormBreaker, một loại vũ khí nổ phá bay không cần động cơ.
Truyền thông nhà nước ngày 18/6 công bố hình ảnh cho thấy sức mạnh của tên lửa hành trình chống hạm mới của Iran.
Ngày 18/6, Iran thông báo hải quân nước này đã phóng thành công một tên lửa hành trình mới chế tạo trong nước trong khuôn khổ các cuộc diễn tập ở phía Bắc Ấn Độ Dương và gần lối vào Vùng Vịnh.
Gần đây đã xuất hiện hình ảnh về loại “tên lửa ninja” bí mật của Mỹ với tính năng đặc biệt không phát nổ nhưng vẫn hủy diệt được mục tiêu.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có một vật thể dài khoảng 15 mét trên bến cảng tại một căn cứ bí mật của Hải quân Triều Tiên. Đây có thể là một tàu ngầm nhỏ.
Ngày 16/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết nước này sẽ theo đuổi cuộc thảo luận với Mỹ về hợp đồng trị giá 180 tỷ yen (1,7 tỷ USD) để triển khai 2 khẩu đội phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore ở Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo quá trình triển khai đã buộc phải dừng lại do an nguy của cộng đồng dân cư xung quanh không được đảm bảo.
Ngày 15/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono thông báo nước này sẽ dừng kế hoạch triển khai radar hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore có khả năng theo dõi và nhắm vào các tên lửa đạn đạo trong không trung ở hai khu vực của Nhật Bản.
Ngày 12/6, Hải quân Nga đã tiếp nhận tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới nhất mang tên "Quận vương Vladimir".