Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh, thông tin quảng cáo trị nám hiệu quả cao như “đắp mặt nạ phân hủy nám, nhả nắng sáng da” chỉ sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thực chất đây là peel da (lột da bằng hóa chất) tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhằm tạo điều kiện tốt hơn bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và tạo sinh kế ổn định cho người dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương di dời, tái định cư cho người dân khu vực này. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên đến nay việc di dời vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hơn 5 năm nay, hàng chục hộ dân ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Thành, huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) khổ sở vì ô nhiễm không khí, rác thải sinh hoạt, ruồi nhặng phát sinh từ một bãi rác nằm trong dự án hỗ trợ cấp đất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Để góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các chốt kiểm dịch trên tuyến biên giới và tại các cửa ngõ ra vào trên địa bàn tỉnh. Từ những chiến sĩ biên phòng, công an đến các nhân viên y tế, thanh niên tình nguyện đều trở thành những “lá chắn thép” không quản ngày đêm, ra sức ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trước đại dịch COVID-19.
Nhóm Phóng viên TTXVN tại Đắk Lắk và Đắk Nông đã tìm hiểu và phản ánh thực trạng xuống cấp, cũ nát, hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi lưu thông của các tàu vừa được chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thủy nội địa (còn gọi là cấp chứng nhận đăng kiểm).
Nhóm Phóng viên TTXVN tại Đắk Lắk và Đắk Nông đã vào cuộc tìm hiểu và phản ánh thực trạng xuống cấp, cũ nát, hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi lưu thông của các tàu vừa được chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thủy nội địa (còn gọi là cấp chứng nhận đăng kiểm).
Sau khi sản xuất, tái chế giấy bằng một quy trình bẩn thỉu, độc hại, một xưởng sản xuất tại xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông ngang nhiên xả toàn bộ chất thải độc hại ra môi trường. Đáng chú ý hơn, khu vực bị xả thải là cánh đồng nơi hàng chục hộ dân đào ao nuôi cá, lấy nước tưới tiêu và cả phục vụ sinh hoạt.
Đến đây, khách vừa có thể thưởng thức "cà phê vợt", ăn cơm tấm Sài Gòn vừa "thấy tận mắt, sờ tận tay" những vết tích, kỷ vật của lực lượng chiến sỹ Biệt động Sài Gòn đã làm nên những chiến công hào hùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Sau chiến dịch Sảm - Thông Long - Chẹng ở Lào, nhà báo Lương Nghĩa Dũng được về nhà ăn Tết. Đó là một phần thưởng đặc cách của cấp trên dành cho anh.
Ở Trường Sa, nhiều chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ đang ngày đêm canh giữ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Rắn rỏi, kiên trung, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, họ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cấp trên, đơn vị ghi nhận. Trong số đó, có những chiến sĩ vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa trùng khơi, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như lá chắn không chỉ giữ bình yên cho Tổ quốc, mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển, điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
Ở các đảo trên quần đảo Trường Sa, thời tiết khắc nghiệt, với nhiều nắng gió, mưa bão, sỏi đá, san hô và cát. Vậy mà, với tất cả tâm sức, tình yêu và tinh thần cống hiến, những công dân trên đảo vẫn hàng ngày ươm những "mầm xanh", vun bồi sức sống giữa trập trùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tàu 561 là con tàu lớn của Hải quân nhân dân Việt Nam. Không biết bao nhiêu lần con tàu này vượt sóng ra Trường Sa. Mỗi chuyến đi là cả một hành trình dài, có khi cả tháng, với những nhiệm vụ hết sức cao cả, thiêng liêng.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết cổ truyền dân tộc, cả nước đang hướng về Trường Sa với tình cảm, trách nhiệm, sự sẻ chia sâu sắc. Nhưng có lẽ những ai có dịp đến tận Trường Sa mới cảm nhận được một cách đầy đủ nhất sự thiêng liêng của một vùng biển đảo quê hương nơi đầu sóng, ngọn gió.
Trong quá trình điều tra sai phạm tại dự án 8-12 Lê Duẩn (quận 1), Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cũng đã thu thập hồ sơ, tài liệu, xác minh dự án Nông trường Dừa (quận 9) liên quan đến ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh bị tuyên phạt 7 năm tù trong vụ “đất vàng” 15 Thi Sách (quận 1) do liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, đến lượt ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố “dính” vòng lao lý. Theo các quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, ông Nguyễn Thành Tài hiện là bị can trong 2 vụ sai phạm quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian chờ UBND xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thực hiện thông báo thu hồi đất để đầu tư Khu dịch vụ du lịch - nhà vườn, doanh nghiệp tư nhân Nghiệp Liên đã tự ý xây dựng Khu resort Nam Phương trên đất dự án này khi chưa hoàn tất hồ sơ thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
Dư luận bất bình vì đất sử dụng cho dự án là rừng đặc dụng Vườn quốc gia Phú Quốc đã được doanh nghiệp “phù phép” rất bài bản để xây dựng và sang nhượng trái phép.
Không chỉ bát nháo tình trạng doanh nghiệp nhỏ lẻ trong cơn xoáy lợi nhuận đất đai đã vẽ "dự án ma", phân lô bán nền thu lợi bất chính, ngay cả một số công ty lớn hoạt động và có trụ sở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng làm ăn mất uy tín khi chưa hoàn thiện pháp lý đã thu tiền khách hàng, hoặc nhiều năm triển khai dự án không hoàn thành, chưa bàn giao chủ quyền đất ở cho khách hàng.
Lợi nhuận địa tô như ma lực, rất dễ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Vừa qua Cơ quan điều tra đã vào cuộc, điều tra xử lý các sự vụ nổi cộm, bước đầu được dư luận đồng tình, đánh giá cao.
Vừa qua, Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh lần lượt khởi tố một số vụ án liên quan đến doanh nghiệp bất động sản hoạt động trên địa bàn thành phố rao bán “dự án ma”, chiếm đoạt tiền của khách hàng.