Kon Tum là tỉnh có trên 292km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam.
Phát huy tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào dân tộc là anh em ruột thịt”, lực lượng bộ đội biên phòng không quản khó khăn, gian khổ thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực biên giới từng bước vững mạnh.
Tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương (Lào Cai) gần 10 năm, thượng tá Trần Xuân Khánh vẫn mang trang phục người lính “quân hàm xanh” đi khắp các thôn bản thăm hỏi, nắm bắt tâm tư của bà con. Người dân quý mến cán bộ Khánh như người thân trong gia đình, vì anh hết lòng giúp bà con trong cuộc sống và làm kinh tế thoát nghèo.
Sự cố công trình rơi 3 dầm nhịp của cầu vượt dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan là do nguyên nhân khách quan.
Từ một cây mọc tự nhiên trên rừng, giờ đây, sơn tra đã trở thành cây trồng hàng hóa. Cùng với cây lúa, ngô, sơn tra đang là loại cây quý giúp người dân Mù Cang Chải thoát nghèo và làm giàu.
Hoàng Công Đoàn là một trong 10 tên tuổi sáng giá nhất của top 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp tiêu biểu năm 2016 do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam bình chọn và tôn vinh đầu tháng 6 vừa qua.
Những ngày này huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đang gấp rút chuẩn bị Lễ hội quế với chủ đề “Ngọt ngào hương quế Văn Yên” sẽ diễn ra trong hai ngày từ 7 - 8/10.
Các chuyên gia lên tiếng phản đối đề xuất hạn chế xe máy biển số ngoại tỉnh vào nội đô TP Hà Nội, còn các đơn vị tư vấn xây dựng đề án cho rằng đề xuất mới đang được lấy ý kiến, chưa phải chính thức.
Mặc dù các ngành, các cấp đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành Luật Giao thông, nhưng tình trạng vi phạm luật vẫn phổ biến. Việc mỗi người tự giác xây dựng ý thức văn hóa giao thông cho chính mình là cần thiết để giảm ùn tắc giao thông.
TP Hà Nội đã đề xuất lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nhằm giảm ùn tắc giao thông. Theo dự báo, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có gần 1 triệu ô tô, 7 triệu xe máy. Như vậy, khoảng 4 - 5 năm tới, tình hình giao thông Thủ đô sẽ rất phức tạp nếu không sớm có giải pháp quyết liệt. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Tin Tức đã trao đổi với TS Kinh tế Lương Hoài Nam (ảnh).
Thực trạng giao thông tại các đô thị lớn như: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên bức xúc. Nhiều tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc, có những tuyến đường càng mở rộng càng tắc, do đó, rất cần có giải pháp tổng thể. Báo Tin Tức xin giới thiệu các ý kiến đề xuất, hiến kế về hạn chế phương tiện cá nhân, bố trí hạ tầng đô thị, phát triển phương tiện giao thông công cộng… để giải cứu cho giao thông đô thị.
“Trời mưa thì mặc trời mưa/Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi”. Theo câu ca ấy chúng tôi tìm về xóm Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh - địa phương có truyền thống hơn 300 năm chằm áo tơi. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng lịch sử, nghề chằm áo tơi ở xóm Yên Lạc vẫn tồn tại và phát triển.
Chậm tiến độ hay cũng có thể gọi cách khác là “tiến độ lùi”, “tiến độ delay”… đang là tình trạng chung của nhiều công trình giao thông trọng điểm ở nước ta, gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Việc lấn chiếm vỉa hè làm chỗ để xe bắt nguồn từ những bất cập từ khâu quy hoạch. Nhiều tuyến phố khi xây dựng không tính đến chỗ để xe cho các cửa hàng kinh doanh. Nhiều tuyến đường trong khu phố cổ, vỉa hè rộng chưa đến 1m nên thiếu chỗ để xe cho ngay cả chính người dân.
Đối với các cửa hàng lấn chiếm vỉa hè, để “tồn tại” sai quy định hầu như ai khi được hỏi đều cho biết họ phải đóng “phí”, nhưng mức phí cụ thể thì không ai nói ra. Một chủ cửa hàng quán ẩm thực trên phố Trần Hưng Đạo trả lời lấp lửng: “Phí đi đêm khoảng vài triệu/tháng”.
Chúng tôi qua cầu Hàm Luông sang cù lao Minh, về Mỏ Cày. Cù Lao Minh cùng với Cù Lao Bảo, Cù Lao An Hóa hợp thành nên tỉnh Bến Tre. Dải đất này nằm giữa hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên, chạy dài hơn 70 km ra Biển Đông.
Cần có những chiến lược, hành động kịp thời và lâu dài để đảm bảo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển bền vững trước diễn biến ngày càng bất thường của nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu và bởi bàn tay con người.
Tình trạng lũ về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thất thường như vài năm qua đã đặt ra yêu cầu thay đổi giống cây trồng, vật nuôi và thói quen canh tác nông nghiệp đối với tất cả các địa phương trong toàn vùng.
Lũ về chậm và ít, nguồn lợi thủy sản tự nhiên giảm sút nghiêm trọng đã khiến đời sống người dân đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là hộ nghèo không có đất sản xuất đối mặt khó khăn hơn bao giờ hết. Trong khi đó bài toán đào tạo nghề lại không hiệu quả, nhiều người bỏ xứ đi tìm việc, hình ảnh nhiều cụm tuyến dân cư vượt lũ vốn đã xác xơ nay còn tiêu điều hơn.
Một vụ va chạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi (thành phố Thanh Hóa) giữa xe ô tô tải mang biển kiểm soát 36C-048.38 và xe tải mang biển kiểm soát 36C-069.36 đã có đến... hai kết luận khác nhau.
Không có lũ mang phù sa bồi đắp, miền Tây đang phải đối mặt với sạt lở và sụt lún nghiêm trọng. Người dân ngày ngày sống trong nơm nớp lo sợ bị cuốn trôi bất cứ lúc nào.