Kon Tum là tỉnh có trên 292km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhiều bất cập trong quá trình triển khai dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên tại Tp.Hồ Chí Minh vừa được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
Mô hình “Bếp ăn tình thương” hay chương trình “Nâng bước em tới trường” trong giáo dục của Bộ đội biên phòng (BĐBP) các tỉnh Tây Nguyên tuy quy mô nhỏ nhưng có sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn buôn làng biên giới.
Trấn giữ cửa ngõ quan trọng nằm trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) các tỉnh Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng. Những chiến sĩ “quân hàm xanh” không chỉ ngày đêm giữ yên biên cương Tổ quốc, các anh còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc nơi đây ổn định cuộc sống, vươn lên trong xóa đói giảm nghèo.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn, phát triển dân tộc Mảng nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Xác định yếu tố con người là quan trọng, thời gian tới tỉnh Lai Châu chú trọng công tác đào tạo, nâng cao dân trí và quy hoạch tạo nguồn cán bộ người Mảng.
Từ một dân tộc nghèo đói, lạc hậu, người Mảng đã được Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm làm nhà đại đoàn kết, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nên giờ đây đã ổn canh ổn cư, đời sống từng bước được nâng lên.
Để từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mảng, một trong những nhiệm vụ quan trọng là củng cố tổ chức Đảng, chính quyền các xã có người Mảng đang còn thiếu và yếu, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời, Đảng bộ huyện và các xã chú trọng công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là con em dân tộc địa phương và thành lập chi bộ tại các bản có người Mảng sinh sống.
Đồng bào dân tộc Mảng chỉ có ở tỉnh Lai Châu; đây là một trong những dân tộc ít người, đặc biệt khó khăn đang được bảo tồn cấp Nhà nước.
Mặc dù chưa đủ thủ tục, Công ty xây dựng công trình Tân Cảng vẫn tiến hành khai thác đất, đá tại khu vực núi Hòn Rồng trong nhiều năm qua.
Tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép gỗ nghiến cổ thụ hàng nghìn năm tuổi ở rừng đặc dụng Phong Quang (tỉnh Hà Giang) và một số địa phương không phải mới xuất hiện, song qua những gì mà phóng viên TTXVN ghi nhận được có thể khẳng định dù các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã nhiều lần xử lý nhưng rừng nghiến ở Phong Quang vẫn tiếp tục bị phá hoại và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Tình trạng ngang nhiên khai thác đất sản xuất gạch, đào bới nham nhở những thửa ruộng với độ sâu lên tới 5-7m trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp rồi mang đi bán bỏ tiền túi đã diễn ra nhiều năm nay tại xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
Con đường đất, trời nắng thì bụi mù mịt, trời mưa thì lầy lội ổ trâu, ổ gà, là lối đi duy nhất dẫn vào 3 khu dân cư: Tổ 41, 42 phường Thịnh Liệt và tổ 68 phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, cưỡng chế nhưng tình trạng khai thác vàng trái phép trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn diễn ra hết sức phức tạp.
Vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn đang diễn biến phức tạp, từ xây nhà ở cá nhân sai phép, không phép cho đến các dự án lớn.
Bị vạt gốc, khoan vào thân cây, rồi sau đó bơm thuốc diệt cỏ..., hàng trăm ha rừng thông ở tỉnh Lâm Đồng đang bị triệt hạ, gỗ nằm la liệt, thay vào đó là những hàng cây vông để phân lô, “xí phần”, rao bán đất, những nương rẫy trồng cà phê, hoa màu…
Những ngày này, tại các huyện đầu nguồn lũ của tỉnh An Giang, Đồng Tháp… hai con sông Tiền, sông Hậu nước đã đục ngầu, ăm ắp phù sa cuồn cuộn đổ về xuôi. Sông Bình Di ở huyện An Phú (An Giang), bông điên điển bắt đầu nhuộm một màu vàng dọc triền sông cùng những chiếc xuồng đánh bắt cá linh dập dềnh trên mặt nước.
Sự cố tụt dây cáp tại cây cầu treo ở bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân trong vùng.
Đã 15 ngày, khu vực xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn ngập trong nước. Đến sáng ngày 5/8, do mực nước đang rút chậm nên hàng trăm nhà vùng rốn lũ Chương Mỹ vẫn bị ngập trong nước. Mọi sinh hoạt của người dân nơi đây bị đảo lộn.
Đến chiều 24/7, 4 ngày sau đợt mưa hoàn lưu của bão số 3 có tên quốc tế là Sơn Tinh, hơn 1.850 ngôi nhà tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn ngập trong nước bẩn, chủ yếu tập trung tại các xã: Nam Phương Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ.
Sau trận lũ kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 20/7, nhiều thôn, bản ở một số xã thuộc huyện miền núi Văn Yên (Yên Bái) chỉ còn ngổn ngang đất đá và cây cối, nhiều ngôi nhà bị san phẳng, hoa màu và tài sản bị lũ cuốn sạch, nhiều công trình bị nhấn chìm trong bùn đất…
Sau 20 năm kể từ khi có quy hoạch và triển khai cho đến nay, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là dự án dang dở. Hàng chục hộ dân với chồng hồ sơ khiếu nại qua nhiều năm đang sống lay lắt, mòn mỏi trong các căn hộ chật chội, lợp mái tôn đã xuống cấp tại khu tạm cư.