Kon Tum là tỉnh có trên 292km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhiều vạt rừng thông cảnh quan ven Quốc lộ 28, đoạn qua xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông đang bị tàn phá, xóa sổ để lấn chiếm đất. Tình trạng này xảy ra đã lâu và có dấu hiệu bùng phát gần đây, trong sự bất lực của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Thành công của các chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, “Bò giống cho người nghèo nơi biên giới”, “Nâng bước em đến trường”... cho thấy vai trò của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) không những làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia mà còn tham gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn biên giới, những địa bàn trọng điểm.
Gần 15 ha rừng tại lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn (huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) quản lý đã bị phá trắng, đốt trụi. Việc làm này kéo dài nhưng không được ngăn chặn, xử lý. Mục đích chính của các đối tượng phá rừng là chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp ngay tại vùng lõi rừng tự nhiên.
Các ngành chức năng liên quan phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng khẩn trương xử lý vụ phá khoảng 10ha rừng tự nhiên tại lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’Long) quản lý.
Tinh thần dũng cảm, mưu trí của các chiến sỹ biệt động cùng sự hiệp đồng chặt chẽ với các cơ sở cách mạng đã góp phần đưa hàng tấn vũ khí vào nội đô Sài Gòn, hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Những ngày đầu năm 2018, trời Hà Nội rét sâu, kèm mưa phùn. Cái lạnh khiến nhiều người phải thêm khăn, áo nhưng vẫn co ro khi ra đường. Càng về đêm cái rét lại càng tê buốt rét hơn, song tại khu vực hồ Gươm vẫn có hàng trăm công nhân thoát nước dầm mình dưới nước, không quản mưa rét để vớt bùn, rác làm đẹp biểu tượng của Thủ đô.
Thời gian gần đây, trên phố đi bộ Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều người dân, du khách khốn khổ vì bị “tra tấn” bởi đủ các loại âm thanh chát chúa từ những chiếc loa kéo tay phát ra.
Hiện nay, hành khách từ Lâm Đồng đi các tỉnh Tây Nguyên, nhất là tuyến từ thành phố Đà Lạt đi thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắc Nông) đang phải đi trên những chuyến xe mất an toàn.
Mới đây, việc một gia đình phá dỡ ngôi nhà cổ nằm trong danh mục cần được bảo vệ tiếp tục làm "nóng" lên vấn đề bảo tồn làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người dân.
Đã nhiều năm trở lại đây, cứ vào vụ thu hoạch cà phê, người dân nhiều địa phương của tỉnh Sơn La lại phải chịu cảnh sống chung với tình trạng ô nhiễm do nguồn nước thải sơ chế cà phê.
Như báo Tin Tức phản ánh về việc hộ nghèo phải đóng quỹ vì người nghèo tại tổ dân phố 7, thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh), ông Nguyễn Đình Thành – Chủ tịch UBND Thị trấn khẳng định rằng các khoản trên là hoàn toàn do dân tự nguyện đóng góp. Còn ông Nguyễn Sỹ Sâm – Tổ trưởng tổ dân phố 7 giải thích là do trên giao chỉ tiêu nên tổ dân phố phải thu.
Người dân tổ dân phố 7, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho rằng thời gian vừa qua, tổ dân phố đã áp dụng biện pháp “tận thu” các loại quỹ: Các hộ nghèo phải đóng quỹ vì người nghèo, hộ chính sách đóng quỹ đền ơn đáp nghĩa, hộ cao tuổi đóng quỹ tình thương…
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có trên 360 hồ, đập chứa nước với dung tích hơn 1 tỷ m3 nước. Hiện có nhiều công trình có “tuổi đời” khá cao, bị xuống cấp trầm trọng.
Trong khi vấn đề môi trường, nước thải tại các khu, cụm công nghiệp làng nghề đang là vấn đề nhức nhối thì trạm xử lý nước thải tập trung tại Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) được xây dựng từ năm 2007 nhưng đến nay chưa một lần được vận hành…
Sau khi lò mổ Xuyên Á tại Thành phố Hồ Chí Minh bị tạm đình chỉ hoạt động vì phát hiện lợn bị tiêm thuốc an thần, các thương lái phải chạy về các địa phương khác để giết mổ gia súc; trong đó, tập trung nhiều tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Đập vào mắt chúng tôi mênh mông là nước. Những ngôi nhà cấp 4 chỉ thấy mái ngói. Con đường bê tông liên xã đã không còn bóng dáng, chỉ còn hàng cột điện cao 6 mét bị ngập quá nửa; rơm rạ, cành cây gẫy trôi dạt bám đầy.
Ngày 12/10, dọc tuyến Quốc lộ 21 dẫn về các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, thị trấn Đại Nghĩa (Mỹ Đức) là những cánh đồng ngập trắng nước. Xa xa, những ngôi nhà, công trình bị nhấn chìm đến ngang nửa. Vài người dân dong thuyền rải lưới đánh cá ngay trên trên đường.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nhu cầu xây dựng ngày một cao thì những vật liệu xây dựng thiết yếu như cát, sỏi ngày càng lên giá. Có lẽ chính vì vậy mà những năm gần đây, hàng loạt doanh nghiệp đã lao vào lĩnh vực khai thác cát, sỏi.
Hàng trăm ha đất nông nghiệp mầu mỡ bị xóa sổ và đang dần bị xóa sổ, nhiều tuyến đê kè sạt lở và tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng là thực trạng đang diễn ra dọc hai bờ dọc sông Lô thuộc địa bàn các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó, phải nói đến nguyên nhân là do tình trạng khai thác cát, sỏi rầm rộ, quá mức cho phép và nở rộ trong những năm gần đây.
Xã có tên là Mỏ Vàng nhưng lại là một trong những xã xa và thuộc diện nghèo nhất của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, hàng trăm hộ dân trong xã mỗi ngày vẫn phải vượt suối bằng những bè mảng tự chế.