Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh, thông tin quảng cáo trị nám hiệu quả cao như “đắp mặt nạ phân hủy nám, nhả nắng sáng da” chỉ sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thực chất đây là peel da (lột da bằng hóa chất) tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2019, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra hàng loạt vụ việc phá rừng thông.
Vẫn còn những hộ dân ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) luôn thấp thỏm, lo âu với cuộc sống sản xuất của mình do ruộng, ao bị đất đá theo mưa lũ trôi từ trên đồi xuống vùi lấp.
Từ nhiều năm nay, có nhiều hộ dân cho dù đã được tái định cư thực hiện dự án Thủy điện Bản Vẽ ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nhưng vẫn quay trở về sinh sống, làm ăn ở nơi cũ trong vùng lòng hồ thủy điện.
Họ ngại nói về bản thân, hay nói cách khác, họ thấy đó chỉ là “việc bình thường thôi, kể làm gì”. Nhưng hàng ngày, những cán bộ kiểm dịch thú y phải căng mình canh giữ cửa ngõ “nóng” nhất của TP Hồ Chí Minh về nạn vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép... thì đó không phải là chuyện bình thường.
Hàng chục hécta rừng tự nhiên, rừng phòng hộ dọc Quốc lộ 29, khu vực giáp danh giữa xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp và xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đang bị chặt phá, lấn chiếm sang nhượng trái phép.
Được kỳ vọng sẽ là mái nhà chung của nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin thế hệ thứ 2, thứ 3, Làng Cam là dự án quy mô lớn đầu tiên trên cả nước dành cho những nạn nhân da cam/dioxin được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt từ năm 2013. Năm 2015, công trình chính thức khởi công nhưng đến tháng 3/2019, Dự án Làng Cam vẫn nằm trên giấy.
Việt Nam hiện có trên 60 triệu dân sống ở vùng nông thôn, chiếm hơn 73% dân số trong cả nước. Mỗi năm khu vực nông thôn phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải và khoảng 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
Hầu hết các phương tiện của người dân hoạt động trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đều chưa đạt tiêu chuẩn để đăng kiểm, kiểm định.
Câu chuyện về những nạn nhân của bom, mìn trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang) nói riêng và 6 tỉnh biên giới phía Bắc nói chung vẫn chưa thể chấm dứt trong nay mai. Công tác rà phá bom, mìn sẽ còn phải triển khai trong nhiều năm tới...
Không chỉ vô tình vướng phải mìn mà bị tàn tật, ở vùng đất biên cương Hà Giang, nhiều người vì mưu sinh đã liều lĩnh với công việc cưa bom, lượm mìn, “kết bạn với tử thần”… Không ít người trong số đó đã bị tàn phế suốt đời, thậm chí mất mạng. Đằng sau cái giá quá đắt phải trả, chỉ còn lại nỗi ân hận khôn nguôn với những người trong cuộc.
Những ngày cuối tháng Hai, khi hoa mận, hoa mơ nở trắng rừng, cũng là lúc nhân dân cả nước cùng nhau hướng về mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), nơi hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979...
Nhiều hộ dân tại xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông bức xúc vì vô cớ nhận được thông báo phải đóng tiền mới được cấp nước sinh hoạt. Trong khi trước đó, họ đã hợp đồng, đóng tiền và được đấu nối vào hệ thống cấp nước sinh hoạt của xã.
Khu vực Nà Pen (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) được đánh giá là một trong những vùng có rừng già với diện tích rộng lớn, trữ lượng gỗ nhiều nhất xã Nà Nhạn nói riêng, huyện Điện Biên nói chung.
Ngoài việc phân tích, chỉ rõ các sai phạm tại dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan, đảm bảo thời gian thực hiện và chất lượng, hiệu quả của dự án.
Nhiều bất cập trong quá trình triển khai dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên tại Tp.Hồ Chí Minh vừa được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
Mô hình “Bếp ăn tình thương” hay chương trình “Nâng bước em tới trường” trong giáo dục của Bộ đội biên phòng (BĐBP) các tỉnh Tây Nguyên tuy quy mô nhỏ nhưng có sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn buôn làng biên giới.
Trấn giữ cửa ngõ quan trọng nằm trong vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) các tỉnh Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng. Những chiến sĩ “quân hàm xanh” không chỉ ngày đêm giữ yên biên cương Tổ quốc, các anh còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc nơi đây ổn định cuộc sống, vươn lên trong xóa đói giảm nghèo.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn, phát triển dân tộc Mảng nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Xác định yếu tố con người là quan trọng, thời gian tới tỉnh Lai Châu chú trọng công tác đào tạo, nâng cao dân trí và quy hoạch tạo nguồn cán bộ người Mảng.
Từ một dân tộc nghèo đói, lạc hậu, người Mảng đã được Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm làm nhà đại đoàn kết, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nên giờ đây đã ổn canh ổn cư, đời sống từng bước được nâng lên.
Để từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Mảng, một trong những nhiệm vụ quan trọng là củng cố tổ chức Đảng, chính quyền các xã có người Mảng đang còn thiếu và yếu, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời, Đảng bộ huyện và các xã chú trọng công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là con em dân tộc địa phương và thành lập chi bộ tại các bản có người Mảng sinh sống.