Việc thu gom vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng là một nội dung được các ngành nông nghiệp, tài nguyên khuyến cáo nông dân tuân thủ. Bởi đây đều là những rác thải nguy hại, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Trước phản ánh của người dân về tình trạng một số thanh gỗ lim trên cầu đi bộ ven sông Hương ở quận Thuận Hóa, thành phố Huế bị hư mục, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến quá trình đi lại, tập thể dục của người dân và du khách, chiều 11/2, Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa (đơn vị quản lý cầu đi bộ lát gỗ lim) đã phối hợp với nhà thầu thi công khẩn trương tiến hành thay mới những thanh gỗ lim bị hư hỏng.
Phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tại Bình Dương, dù đã có nhiều chủ trương và chương trình thí điểm, công tác phân loại rác vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ chia sẻ, theo chỉ tiêu của Thành ủy, UBND, HĐND thành phố Cần Thơ giao cho ngành nông nghiệp đến năm 2025, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch phải đạt 96%.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở ấp Hưng Thịnh, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước rất bức xúc khi phải hứng chịu lượng lớn khí thải ô nhiễm.
Hơn một năm nay, trên đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ (thành phố Hòa Bình).
Ngày 16/1, UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 92/UBND-TNMT về việc tạm dừng hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Elmaco, xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Từ ngày 13/1 đến nay, nhiều người dân tại thôn Xát và thôn Me thuộc xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, đã dựng lều trước cổng Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco đóng trên địa bàn để phản đối về việc nhà máy này sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân sống xung quanh.
Dù đã 2 năm trôi qua, bà con nông dân xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vẫn không thể canh tác sản xuất do nhiều thửa ruộng bị vùi lấp bởi hàng trăm khối đất đá thải xây dựng của dự án đường Vạn Thiện đi Bến En.
Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất.
Gia Lai đang nỗ lực hiện thực hóa chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước thông qua các dự án tái định canh, định cư nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường.
Ảnh hưởng của dòng chảy và điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến tình trạng sạt lở bờ sông Rào Cùng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân nơi đây.
Được đầu tư khá đồng bộ với kinh phí gần 3,2 tỷ đồng, nhưng gần 20 năm kể từ khi công trình chợ Đồng Tâm (thuộc xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) hoàn thành, đến nay, chợ vẫn đang bỏ hoang, không một tiểu thương nào vào kinh doanh buôn bán, nhiều hạng mục đã và đang xuống cấp trầm trọng.
Khói đen mù mịt, bốc mùi khét đặc, hôi thối nồng nặc… là những gì người đi đường và nhiều hộ dân tại tại ấp Ninh Hưng 1 và Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh phải “khốn khổ” sống chung với ô nhiễm trong hàng chục năm qua. Dù người dân bức xúc phản ánh nhiều lần, chính quyền cũng đã vào cuộc xử lý nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn cứ tiếp diễn.
Nằm trong diện phải di dời phục vụ xây dựng dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, thế nhưng đã 14 năm kể từ ngày khởi công, hàng chục hộ dân ở bản Bình Quang, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ để di dời.
Nhiều năm nay, người dân ấp Chợ, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước không khỏi bức xúc vì phải chịu đựng sự ô nhiễm nghiêm trọng của rạch nước chảy giữa khu dân cư.
Nhiều hộ dân sinh sống hai bên suối Bưng Hổ, thuộc khu phố 9 và khu phố 10, phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước phản ánh tình trạng sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp nhà cửa, vườn tược của người dân. Vụ việc đã được phản ánh lên chính quyền các cấp nhưng đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục, giải quyết triệt để.
Thế là anh Nguyễn Bá Tứ đã đi xa! Anh là người pháo thủ trên tháp pháo xe tăng 846 trong bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” (tác giả bức ảnh là Nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên phóng viên chiến trường, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN-PV).
Sáng 3/12, người dân thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước bức xúc trước việc dòng Suối 1 chảy qua các phường trung tâm thị xã bất ngờ chuyển màu đỏ, kèm theo đó bốc mùi nồng nặc. Nhiều người sử dụng điện thoại quay lại và đăng lên mạng xã hội "cầu cứu cơ quan chức năng vào cuộc”.