Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh hiện còn hơn 1.330 hộ dân ở các huyện Thới Bình, U Minh, Phú Tân, Trần Văn Thời đang gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.
Từ nhiều năm nay người dân khu phố Kinh Hạ, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn phải thường xuyên sống trong lo lắng, bất an do tình trạng khói bụi và ô nhiễm môi trường từ bãi rác tại đây gây ra. Mặc dù chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tuyên truyền nhưng tình trạng vẫn không giảm, người dân vẫn tự ý đốt rác khiến môi trường tại đây luôn trong tình trạng ô nhiễm.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa thống nhất đề nghị của Sở Giao thông công chánh và các sở, ngành liên quan về phương án xử lý tình trạng ngập nước do mưa lớn và triều cường trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn từ trạm biến áp Phú Lâm đến cầu An Lập (bên phải tuyến) thuộc dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc.
TP Hồ Chí Minh sẽ nghiên cứu và áp dụng một số công nghệ để triển khai mô hình cấp nước uống tại vòi tại một số khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, khách sạn, trung tâm thương mại, quảng trường, công viên.
Công trình xử lý nước thải thuộc Dự án Mở rộng tuyến đường dọc bờ kè thôn Lý Hưng và Lý Lương (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được đầu tư xây dựng từ năm 2022. Đến nay, công trình đã bản hoàn thành tất cả hạng mục nhưng khi đưa vào vận hành thử nghiệm, nước lại trào ngược gây ngập và bốc mùi hôi thối làm cuộc sống của người dân đảo lộn.
Công trình hệ thống tưới nước tiết kiệm tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỷ đồng, nhưng chỉ mới vận hành sau 2 vụ mùa (1 năm) phải bỏ hoang. Tiền vận hành tốn kém, nước chảy tràn lan không tập trung, được xem là nguyên nhân chính khiến công trình phải "đắp chiếu".
Mặc dù mới tháng 3 nhưng công trình thủy lợi Tà Cang ở thôn 4 xã Diên Bình huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã cạn đáy. Hàng chục ha cây trồng, chủ yếu là cà phê trong vùng tưới của công trình có nguy cơ hạn nặng, mất mùa cao.
Từng là địa chỉ đỏ trong bản đồ du lịch Quy Nhơn, tuy nhiên tình trạng xuống cấp của chợ Đầm và tuyến đường xung quanh đã khiến các đơn vị lữ hành, du khách quay lưng với điểm đến này. Bên cạnh đó, hàng trăm tiểu thương ngày đêm lo lắng, bất an vì chợ có thể sập bất cứ lúc nào.
Tuyến đường liên xã từ xã Xuân Hóa đi thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) được đầu tư xây dựng từ trước năm 2010. Đến nay, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông.
Hàng trăm hộ dân thôn Đông Hà II, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang sống trong nỗi bất an, lo lắng khi tuyến kè bảo vệ khu dân cư bị sạt lở nghiêm trọng. Người dân khẩn thiết mong mỏi các cấp chính quyền sớm có biện pháp khắc phục để ổn định cuộc sống.
Tân Phú Đông là huyện cù lao nhiễm mặn của tỉnh Tiền Giang. Nằm phía hạ lưu sông Tiền, ở giữa 2 vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại của hệ thống sông Tiền, tiếp giáp Biển Đông, điều kiện thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt, đời sống nhân dân quanh năm đối mặt nhiều khó khăn.
Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đường tỉnh 547, đường ven biển Hà Tĩnh) hiện đã xuống cấp, hư hỏng tại nhiều vị trí. Nhiều điểm mặt đường sụt lún thành ổ trâu, ổ gà, gây khó khăn trong lưu thông và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Trước phản ánh của người dân về tình trạng một số thanh gỗ lim trên cầu đi bộ ven sông Hương ở quận Thuận Hóa, thành phố Huế bị hư mục, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến quá trình đi lại, tập thể dục của người dân và du khách, chiều 11/2, Trung tâm Công viên cây xanh quận Thuận Hóa (đơn vị quản lý cầu đi bộ lát gỗ lim) đã phối hợp với nhà thầu thi công khẩn trương tiến hành thay mới những thanh gỗ lim bị hư hỏng.
Phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tại Bình Dương, dù đã có nhiều chủ trương và chương trình thí điểm, công tác phân loại rác vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ chia sẻ, theo chỉ tiêu của Thành ủy, UBND, HĐND thành phố Cần Thơ giao cho ngành nông nghiệp đến năm 2025, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch phải đạt 96%.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở ấp Hưng Thịnh, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước rất bức xúc khi phải hứng chịu lượng lớn khí thải ô nhiễm.
Hơn một năm nay, trên đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ (thành phố Hòa Bình).
Ngày 16/1, UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 92/UBND-TNMT về việc tạm dừng hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Elmaco, xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Từ ngày 13/1 đến nay, nhiều người dân tại thôn Xát và thôn Me thuộc xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, đã dựng lều trước cổng Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco đóng trên địa bàn để phản đối về việc nhà máy này sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân sống xung quanh.
Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất.
Gia Lai đang nỗ lực hiện thực hóa chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước thông qua các dự án tái định canh, định cư nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.