Ngày 16/1, UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 92/UBND-TNMT về việc tạm dừng hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Elmaco, xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 3/10, ông Trần Quang Sang, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại suối Bà Sự, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Biên, UBND xã Hòa Hiệp, Ban quản lý ấp Hòa Bình kiểm tra, khảo sát thực tế.
Nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa lũ về, người dân tại xóm Nhàng, xã Kim Thượng, huyện miền núi Tân Sơn (Phú Thọ) lại phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu do sạt lở đất. Được di chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn, thuận tiện hơn đang là mong muốn của những hộ dân nơi đây.
Do thiếu quy hoạch chi tiết bãi rác, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đang đối mặt tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do rác thải lộ thiên quá tải. Con đường dài hàng trăm mét dẫn đến bãi rác thải tạm chìm ngập trong rác, gây bức xúc cho người dân địa phương.
Chợ Bảo Ninh, nằm trên địa bàn xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được xây dựng khang trang to đẹp song lại bị bỏ hoang từ nhiều năm nay. Thực tế này đang gây nhiều bất cập, lãng phí khi công trình ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
Hơn nửa tháng qua, người dân và tiểu thương tại chợ Mỏ Cày (thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) khu vực bến sông Cái Quao bức xúc vì tại bến sông này địa phương cho lắp đặt rào chắn bằng lưới thép B40 gây cản trở, khó khăn cho việc giao thương.
Ngày 4/9, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình khắc phục sạt lở, hư hỏng tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh là vấn đề nhức nhối nhiều năm. Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo nhiều giải pháp với tinh thần quyết liệt, song kết quả thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng. Với mong muốn mang lại môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho người dân, Bắc Ninh quyết tâm áp dụng biện pháp mạnh nhất là đóng cửa hoạt động, không châm chước và không thỏa hiệp với các cơ sở vi phạm.
Người dân mong mỏi các cấp chính quyền quan tâm, sớm đầu tư xây kè chống sạt lở để bảo vệ đất sản xuất, bảo đảm an toàn cho người dân sinh sống gần sông Chu.
Thời gian qua, các đợt mưa lớn kéo dài đã hình thành các điểm sạt lở, vệt lũ quét tại núi Pù Húc (tổ dân phố Nà Khà, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang). Cuộc sống của 10 hộ dân với 42 nhân khẩu sinh sống dưới chân núi này đang rất bất an bởi đất đá trên núi Pù Húc có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Theo đơn phản ánh của giáo viên D.N.C tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Phước Kháng, việc phát kinh phí hỗ trợ cho học sinh trong học kỳ II năm học 2023 - 2024 theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ tại trường này có nhiều “khuất tất”.
Gần 1 năm trước, nhiều hạng mục của Trường Trung học Phổ thông huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông bị sụt lún, sạt lở dẫn tới nứt, gãy nhiều vị trí nhưng cho đến nay, việc khắc phục vẫn chưa được triển khai. Trong khi đó, thời điểm khai giảng năm học mới 2024 – 2025 đang đến rất gần.
Thời gian gần đây, người dân trên địa bàn xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các trang trại chăn nuôi heo gây ra.
Ngày 22/7, ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết, UBND huyện vừa ban hành thông báo thay đổi thời gian cưỡng chế các hộ dân lấn chiếm đất tại Cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Quảng Tâm. Theo đó, việc cưỡng chế sẽ thực hiện từ ngày 30/7 đến ngày 2/8 tới đây, thay vì từ ngày 23 - 26/7 như thông báo trước đó.
Hàng chục hộ dân ở ba xã An Thịnh, Đại Sơn, Mỏ Vàng (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng Dự án đường nối thị xã Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đường tỉnh 175) nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đất đá sạt trượt, vùi lấp tài sản trong quá trình thi công, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Hơn 3 năm kể từ thời điểm UBND tỉnh Đắk Nông bàn giao hơn 90 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung về cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông quản lý, vận hành, ngành chức năng chưa bố trí kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các công trình.
Hiện Hòa Bình đang vào mùa mưa bão. Mưa lớn khiến nước từ thượng nguồn đổ về, các ngầm tràn ngập chìm trong dòng nước chảy xiết và trở thành mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Hiện vẫn còn 2.564 hộ đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất mà chưa được bố trí được nơi tái định cư mới, chủ yếu tại 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 4/7, UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức Hội nghị bàn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.
Sau phản ánh của phóng viên TTXVN và các cơ quan báo chí về việc bể bơi trung tâm thị trấn Phú Hòa do Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh, Truyền hình huyện Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) quản lý được đầu tư với kinh phí hàng tỷ đồng để thực hiện chương trình phòng, chống đuối nước nhưng nằm “phơi nắng, phơi sương”, UBND huyện Phú Hòa đã cấp kinh phí vận hành hồ bơi trên và tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại địa phương.
Suốt hơn 2 năm qua, cuộc sống của khoảng 1.800 người dân tại 3 làng: Bôn Phu Ma Nher I, Bôn Phu Ma Nher II, Bôn Phu Ma Miơng (xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) luôn bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối nồng nặc phát ra từ Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh (thuộc Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Thành Thành Công - Chi nhánh Gia Lai).