Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 13/10, quân đội Iran tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhằm bảo vệ các địa điểm trọng yếu ở miền Trung nước này.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 13/10 khẳng định Nga sẵn sàng tham gia tiến trình đàm phán mang tính xây dựng về vấn đề kiểm soát vũ khí với Mỹ và Moskva không sử dụng các loại vũ khí tiên tiến để đe dọa bất cứ quốc gia nào.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/10 cho biết Chính phủ Mỹ đã đồng ý bán 12 máy bay tấn công và một máy bay tác chiến điện tử cho Australia với tổng giá trị hợp đồng hơn 1 tỷ USD.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 5/10 đã công bố số lượng đầu đạn hạt nhân mà nước này sở hữu, lần đầu tiên trong 4 năm sau khi cựu Tổng thống Donald Trump quyết định không công bố số liệu này.
Quân đội Nga đã phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu ngầm năng lượng hạt nhân.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ Quốc phòng Iran ngày 2/10 đã cho ra mắt một radar chiến thuật và hệ thống mô phỏng do nước này sản xuất.
Bản hợp đồng mua hệ thống phòng không tân tiến S-400 trị giá 2,5 tỷ USD giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga năm 2017 đã khiến Mỹ và các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bất bình.
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn tin của truyền thông Pháp cho biết Pháp đã ký với Hy Lạp hợp đồng cung cấp 3 tàu khu trục trị giá từ 3 - 5 tỷ euro, đánh dấu sự tăng cường hợp tác giữa Paris và Athens.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa siêu thanh mà Triều Tiên vừa thử ngày 28/9 có khả năng là một trong những vũ khí chính xác và nhanh nhất thế giới, có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Ngày 29/9, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết tên lửa siêu thanh mà Triều Tiên vừa công bố dường như đang ở giai đoạn đầu phát triển.
Ngày 28/9, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm vũ khí quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết nước này sẽ cho ra mắt tàu ngầm nội địa thứ ba có trang bị tên lửa đạn đạo.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 26/9 cho biết nước này muốn mua thêm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, bất chấp những cảnh báo từ phía Mỹ.
Ngày 20/9, nhiều nguồn tin tiết lộ Hàn Quốc có kế hoạch đưa vào hoạt động một loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) nội địa mới được công bố vào khoảng nửa cuối năm 2022.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/9 cho biết Lực lượng Không gian Vũ trụ của nước này đã thử thành công một hệ thống đánh chặn tên lửa mới.
Hãng thông tấn RIA dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov ngày 16/9 cho biết nước này đã hoàn tất thử nghiệm hệ thống tên lửa đất đối không S-500 mới và bắt đầu trang bị vũ khí này cho các lực lượng vũ trang.
Ngày 15/9, các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Hàn Quốc đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Nga đã tung video giới thiệu hai mẫu phương tiện không người lái phô diễn khả năng chiến đấu và hỏa lực mạnh mẽ.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn nguồn tin quân sự ngày 7/9 cho biết Hàn Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) tự sản xuất và chính thức trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới (sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc và Triều Tiên) sở hữu loại vũ khí này.
Ankara quyết tâm thực hiện kế hoạch mua sắm một trung đoàn tên lửa phòng không S-400 - đó là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự Army 2021, Tổng công ty “Trực thăng Nga” đã giới thiệu một loạt trực thăng quân sự hiện đại, nổi bật là Mi-35P, Mi-28NE và Mi-171Sh Storm.