Nga triển khai tên lửa Kh-55SM mang đầu đạn giả để đánh lừa hệ thống phòng không Ukraine, gây quá tải và phức tạp hóa việc đánh chặn.
Hôm 2/11, nhật báo Il Messdowro dẫn nguồn thạo tin trong Chính phủ Italy đưa tin Rome đang giảm bớt nguồn cung vũ khí cho Ukraine và hiện chưa xem xét cung cấp gói vũ khí mới nào cho Kiev.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trong một động thái mới hướng tới mục tiêu phát triển Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) hai tầng, Ấn Độ ngày 2/11 đã thử nghiệm một tên lửa đánh chặn tầm thấp và tiêu diệt thành công một tên lửa đạn đạo đang bay tới trên Vịnh Bengal.
Đến nay Bulgaria đã cung cấp cho Ukraine thông qua các nhà môi giới số đạn dược và vũ khí trị giá ít nhất 1 tỷ euro.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Mỹ sẽ sử dụng mọi công cụ phù hợp để ngăn Iran cung cấp vũ khí cho Nga.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đang lên kế hoạch gửi “sát thủ” diệt máy bay không người lái Vampire (Ma cà rồng) cho Ukraine vào giữa năm 2023.
Tàu ngầm chiến lược này được thiết kế để mang theo tới 16 tên lửa đạn đạo.
Cục An ninh Hạt nhân Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố kế hoạch loại bỏ bom nhiệt hạch B83-1 từ ít nhất sáu năm trước.
Hãng tin Yonhap dẫn lời quân đội Hàn Quốc cho biết các tên lửa mà Triều Tiên mới phóng sáng 28/10 đã bay xa 230km đạt độ cao 24km với vận tốc tương đương vũ khí siêu thanh Mach 5 (lớn hơn 5 lần vận tốc âm thanh).
Báo Politico ngày 27/10 đưa tin Mỹ sẽ triển khai bom hạt nhân B61-12 tại các căn cứ châu Âu của NATO vào cuối năm 2022 thay vì năm 2023.
Theo Lầu Năm Góc, Hải quân và Lục quân Mỹ ngày 26/10 đã phóng một tên lửa từ bãi phóng ven biển ở bang Virginia để tiến hành khoảng 10 thí nghiệm về vũ khí siêu vượt âm nhằm phát triển một lớp vũ khí mới.
Israel đã chia sẻ với Mỹ những hình ảnh chứng minh Iran cung cấp máy bay không người lái cảm tử (kamikaze) cho Nga.
Mỹ có thể gửi một số tên lửa MIM-23 Hawk mà quân đội nước này không còn sử dụng trong hàng thập kỷ cho Ukraine, giúp Kiev tăng cường khả năng phòng không chống lại các tên lửa của Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva đang đẩy mạnh sản xuất tất cả các loại vũ khí.
Dù phải hứng chịu làn sóng trừng phạt trong gần nửa thế kỷ, Iran vẫn thể hiện năng lực đáng gờm trong sản xuất, thiết kế và phát triển các phương tiện bay không người lái nội địa.
Sau khi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc năm 1991, Washington đã cam kết duy trì “chiếc ô hạt nhân” từ xa. Năm sau đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận nhằm tránh chạy đua vũ trang hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù nó chưa bao giờ có hiệu lực.
Tên lửa tầm ngắn bay hơn 500 km, một khoảng cách mà chưa loại vũ khí nào của Thổ Nhĩ Kỳ đạt được.
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất hơn 600.000 khẩu súng trường tấn công Kalashnikov cải tiến.
Ngày 16/10, Tư lệnh Lực lượng phòng không của quân đội Iran Alireza Sabahi-Fard cho biết đề án nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Bavar-373 đã hoàn tất, theo đó tăng tầm bắn của hệ thống này lên 300km.
Một nhà ngoại giao Nga cho biết nước này không có ý định tiết lộ cho Belarus bí mật công nghệ để trang bị tên lửa hạt nhân trên máy bay chiến đấu.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Bộ Quốc phòng Cộng hòa Séc ngày 11/10 thông báo bộ này đã ký hợp đồng nhận các xe tăng Leopard do Đức tài trợ.