Nga triển khai tên lửa Kh-55SM mang đầu đạn giả để đánh lừa hệ thống phòng không Ukraine, gây quá tải và phức tạp hóa việc đánh chặn.
Báo cáo mới của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức chỉ ra các quốc gia đối tác gần gũi và Ukraine là trọng tâm xuất khẩu vũ khí của nước này trong năm 2022.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan ngày 27/12 của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu, hai bên đã ký hợp đồng về việc Paris cung cấp cho Vacsava 2 vệ tinh quan sát và 1 trạm thu tín hiệu đặt tại Ba Lan.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua dự án mua 120 tên lửa đạn đạo chiến thuật Pralay cho lực lượng vũ trang để triển khai dọc biên giới với Trung Quốc.
Ngày 23/12, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) ra vùng biển phía Đông nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Hải quân Ấn Độ ngày 20/12 đã tiếp nhận tàu ngầm Vagir lớp Scorpene thứ 5 trước khi dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 1/2023 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang lên kế hoạch xem xét lại hệ thống quản lý vũ khí trong nước, hướng tới mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận thông tin đăng ký sở hữu và sử dụng súng đạn.
Ngày 18/12, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) ra vùng biển phía Đông nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ ngày 15/12 đã thử thành công tên lửa Agni V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tấn công các mục tiêu ở cách xa 5.000 km với độ chính xác rất cao.
Ngày 13/12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chủ trì lễ hạ thủy 2 tàu ngầm của Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN) tại thành phố Kiel, miền Bắc nước Đức.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, quân đội Israel ngày 12/12 thông báo đã hoàn tất một loạt cuộc thử nghiệm đối với hệ thống bảo vệ có tên gọi Iron Fist (Nắm đấm Sắt) lắp đặt trên xe bọc thép.
Lực lượng Không quân Mỹ ngày 12/12 thông báo đã thử nghiệm thành công một tên lửa siêu thanh, một loại vũ khí chiến lược tiên tiến.
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết ngày 12/12 nước này sẽ bắt đầu triển khai dự án trị giá 190 tỷ won (146 triệu USD) để đến năm 2028 tự phát triển tên lửa dẫn đường không đối đất tầm xa.
Ngày 9/12, Nhật Bản, Anh và Italy công bố kế hoạch hợp tác để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo vào năm 2035.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Lầu Năm Góc ngày 6/12 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt các thương vụ bán vũ khí cho Hàn Quốc, Ba Lan.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/12 thông báo Lực lượng không quân vũ trụ Nga đã phóng thử thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa mới.
Cả NASAMS và Vòm sắt (Iron Dome) đều là những hệ thống rất có năng lực, nhưng có những khác nhau nhất định trong thực hiện nhiệm vụ phòng không.
Lực lượng Vũ trụ Mỹ đang nghiên cứu tạo ra một hệ thống cảnh báo sớm cho các lần phóng tên lửa của Triều Tiên.
Lầu Năm Góc ngày 29/11 thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng tiềm năng trị giá 1 tỷ USD về việc cung cấp hệ thống chống máy bay không người lái (UAV) cho Qatar.
Lầu Năm Góc ước tính rằng Iran hiện sở hữu hơn 3.000 tên lửa hành trình và đạn đạo trong kho vũ khí.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28/11 công bố phê chuẩn thương vụ bán tên lửa không đối không chiến thuật AIM 9X Block II và tên lửa không đối đất AGM-154 cho Phần Lan, với tổng trị giá 323 triệu USD.