Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Tên lửa không đối không R-37M mới của Nga đã cho thấy hiệu quả chiến đấu cao nhất trong chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 9/3 đã tổ chức lễ hạ thủy một tàu chiến viễn dương và 99 tàu cao tốc phóng tên lửa do nước này tự sản xuất tại thành phố cảng Bandar Abbas, miền Nam nước này.
Tổng thống Thụy Sĩ, Alain Berset cho biết nước này tiếp tục phản đối việc xuất khẩu vũ khí sang Ukraine.
Giới phân tích cho rằng việc Ukraine sử dụng máy bay không người lái để đẩy lùi bước tiến của Nga đang thay đổi cục diện của cuộc chiến và là bài học cho quân đội Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/3, Hải quân Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản phóng từ tàu nổi của tên lửa siêu thanh BrahMos trên Biển Arab.
Nhật Bản đã lên kế hoạch sản xuất thử nghiệm tên lửa đánh chặn mới cho các bệ phóng Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp, nhằm tạo thêm một lớp bảo vệ chống lại vũ khí siêu vượt âm.
Theo hãng tin TASS, ngày 3/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tàu ngầm Petropavlovsk-Kamchatsky của nước này triển khai tại Biển Nhật Bản thực hiện phóng tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào mục tiêu trên bờ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 1/3, Israel và Mỹ đã ký Thỏa thuận Bố trí cung cấp an ninh (SOSA) nhằm đảm bảo cả hai nước đều có quyền ưu tiên đặc biệt mua sắm thiết bị an ninh khẩn cấp trong tình huống có chiến tranh. Thỏa thuận là một phần trong cơ chế Đối thoại an ninh mở rộng song phương.
Đây là ba loại vũ khí đã thực sự giúp thay đổi cục diện cuộc xung đột ở Ukraine qua các giai đoạn khác nhau.
Tròn một năm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Ukraine đã nhận được lô vũ khí quan trọng mới từ Ba Lan.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen cho biết từ nay đến cuối năm 2023, Hải quân Singapore (RSN) sẽ nhận được tàu ngầm đầu tiên trong số những chiếc mới được hạ thủy tại thành phố Kiel, Đức.
Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), ông Amir Ali Hajizadeh ngày 25/2 cho biết nước này đã phát triển một tên lửa hành trình với tầm bắn 1.650km.
Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho biết không chắc Ukraine sẽ nhận được xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất trong năm 2023.
Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 23/2 thông báo dự kiến chấm dứt sản xuất máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet vào cuối năm 2025 sau khi chuyển giao các máy bay chiến đấu cuối cùng cho Hải quân Mỹ.
Sự thành công của các hệ thống tên lửa HIMARS và M270 do phương Tây gửi cho Ukraine không chỉ nhờ những đặc tính nổi bật, mà còn nhờ cách Ukraine vận dụng khéo léo lợi thế quân sự.
Tàu ngầm tàng hình Kronos do các nhà khoa học người Ukraine phát triển có thể thực hiện vô số nhiệm vụ, ở cả chế độ có người lái hoặc không người lái.
Trước tình hình xung đột ở Ukraine sắp sửa tròn 1 năm, Washington đã quyết định gửi một loại vũ khí tầm xa hơn cho Kiev.
Ngày 20/2, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Israel đã ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên do hai nước này hợp tác chế tạo.
Ngày 20/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Ankara, trong đó ông đề cập vấn đề cung cấp máy bay phản lực F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rheinmetall của Đức cho biết đã đạt thỏa thuận với tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin và Northrop Grumman của Mỹ để cung cấp các bộ phận cho máy bay chiến đấu F-35 vốn được Berlin đặt mua để thay thế cho phi đội Tornado đã cũ của mình.