Cụ Lềnh sang nhà tôi, giữa lúc tôi đang thiu thiu ngủ, cụ vội trở ra. Vợ tôi gọi: - Anh ơi, ông cụ Lềnh sang có việc gì đó?
Anh ấy trở về Huế rồi. Sau cái ngày anh ấy về hẳn có một chị học khoa văn lại phòng tôi chơi.
Mẹ tôi, người đàn bà tần tảo, cực khổ và cam chịu đang chuẩn bị cho mùa Tết thứ sáu mươi. Tôi không mấy khi thấy mẹ kể về những cái Tết khi bà còn thanh xuân.
Người ta bảo: “Con không cha như nhà không nóc”. Sai. Nàng không cha, nhưng nhà nàng vẫn có nóc. Kín nóc đàng hoàng. Còn “kín” hơn nhiều đứa bạn có cha rượu chè bê tha, cha thất nghiệp, ốm đau, tàn tật! Cha ư, không quan trọng, chí ít là với nàng.
Nhớ ngày đưa vợ con lên núi Thanh Phong sinh sống, ông Thập thường vuốt râu, khoái chí, cười một mình. Ông không ngờ những ngón võ khỉ lại trở nên hữu ích và thi vị không tưởng.
Thuở bé tôi thường ra sông chơi. Con sông tuổi thơ không có tên, nhỏ nhắn uốn lượn giữa hai bờ dâu. Bên kia sông, bãi dâu rộng ngút tầm mắt. Có một dạo đói kém người ta đào hết các cội dâu già để trồng ngô. Ngô răng ngựa hạt ken dày nhai mỏi răng.
Anh chị có một cửa hàng bán quà lưu niệm trong trung tâm thành phố. Cửa hàng lúc nào cũng đông khách, đặc biệt là trẻ con. Vào mùa Giáng Sinh, mặc dù đã thuê thêm vài người làm nhưng anh chị vẫn không nghỉ tay vì lượng khách nhí đông nghẹt.
Một cơn gió thổi qua mang theo vị mặn của muối. Anh nghĩ, biển đang ở gần đâu đây. Anh quay người bước men theo hàng rào ngôi nhà, khác với cái cổng to xây kiên cố, hàng rào chỉ xây đến ngang lưng, những cọc sắt nhọn dường như đã mục nát, cái còn cái mất ngả nghiêng xiêu vẹo, khu vườn bên trong xanh um, tĩnh lặng như tờ, cách biệt với xung quanh.
Tôi thường dậy rất sớm, khi sương còn ướt đẫm và phố phường vẫn ngái ngủ. Tôi chào buổi sáng bằng cái vươn vai sảng khoái. Tôi chào con hẻm nhỏ trước mặt bằng cách rung rung những chiếc lá xanh mướt. À, tôi chưa tự giới thiệu, tôi là một cây Bồ Công Anh.
Ngồi trong căn nhà còn nồng mùi sơn, Cá mỉm cười tự mãn. Hai mươi tư tuổi, lồ lộ sắc đẹp, tràn trề sức lực tuy không đội đá vá trời nhưng cũng có thể đánh bật hàng tá đàn ông nhiều tiền, háo sắc. Cuối cùng, nhờ có chút nhan sắc, cộng thêm chút mánh khóe, cô đã tìm được người đàn ông của đời mình rồi!
Út có người yêu. Tin đó bay khắp cái Xóm Cù Lao nhanh như vận động viên marathon chạy nước rút.
Thầy Hùng dân phố, mới được điều về trường. Trẻ, đẹp trai, dạy giỏi, công tác phong trào tốt. Không thiếu người nhiễu sự xì xầm: “Mác” ấy mà lên núi chắc có gì bất túc, bị “đày” rồi… “Đày” hay không, lũ học trò (và các bà các cô) xóm núi không quan tâm.
Chẳng hay thầy Tài thông tuệ binh pháp tới đâu mà chưa sinh hoạt lớp lần nào, đã cho gọi lớp trưởng lên văn phòng nhận những quyển Tam Quốc (do các thầy cô thu giữ) và dặn: Sáng chủ nhật lớp mình được ưu tiên ngoại khóa về Tam Quốc đấy! Em báo tin để các bạn đi đủ nhé!
Thầy tôi là con người của đồng quê. Sinh ra và lớn lên trong cảnh thiếu đói triền miên, quanh năm phải chứng kiến cảnh làm quần quật của cha mẹ mà vẫn không đủ ăn. Cả năm chỉ được nghỉ vào mỗi ba ngày Tết lại cũng không được yên bởi bị réo nợ vào sáng mồng một... Cách mạng hồi sinh cho bao gia đình. Mười chín tuổi, thầy vào bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên.
19 giờ 30 phút. Đêm. Mai gọi điện đến í ới. Yên ơi Yên à! Đến phòng tao, làm tiệc độc thân đi chứ. Mày cứ ở yên đó, 10 phút sau có tài xế đến đón. Vậy thôi nhé!
1. Thị trấn nhỏ, nghèo thiu thắt. Thị trấn buồn, buồn đến nỗi mà mấy cọng gió sông thổi phà phà qua mặt mà cũng hửi được hơi hám mùi buồn. Con sông Cái chảy ngang qua thị trấn, xui khiến sao tẻ thành ba nhánh sông. Thị trấn nằm giữa ngã ba nhánh sông.
Nắng mọc lên từ phía vành nón nghiêng của Hạ, từ phía mặt sông phẳng như gương hắt lên. Nắng pha màu trên tóc, trên má Hạ, uốn lượn theo những đường cong xuân thì hôi hổi khiến lòng ai đó chới với, chòng chành. Người ta có cảm giác như cô vừa bước ra từ vùng ánh sáng chói chang đó.
“Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Không mang nặng đẻ đau tôi, không ẵm bồng dưỡng dục… không sinh ra người tôi đang gọi là chồng. Rất nhiều chữ “không” … nhưng chỉ duy nhất một từ “có” - tôi có mẹ. Con trai tôi có nội.
Háo hức đợi chờ có đôi chút lo âu, đó là tâm trạng của Cẩm khi biết mình có tên trong danh sách những đoàn viên ưu tú được ra thăm Trường Sa, do tỉnh Đoàn tổ chức. Cẩm khấp khởi báo tin cho cả nhà biết. Ba Cẩm, bảo: “Có vậy chứ! Thanh niên tụi bay có đi đây đi đó thì cái đầu mới sáng ra, mới thấy biển đảo quê hương mình bao la giàu đẹp”.
Hắn là tử tù do giây phút bốc đồng đã đoạt mấy mạng người một lúc. Trả thù. Đó là cách nghĩ của hắn. Hắn thù vì người cha không thể trao cuộc đời con gái mình cho một đứa cù bất cù bơ, không nghề nghiệp, không cửa nhà như hắn.