Cụ Lềnh sang nhà tôi, giữa lúc tôi đang thiu thiu ngủ, cụ vội trở ra. Vợ tôi gọi: - Anh ơi, ông cụ Lềnh sang có việc gì đó?
1.Ngày hôm ấy tôi quyết định đi thăm một người bạn ở một vùng núi xa xôi. Người bạn của tôi lúc bấy giờ đương nhiệm chức chủ tịch hội nông dân xã. Từ Đà Nẵng vào đây quãng đường khá xa đồi núi gập ghềnh nên tôi cảm thấy rất mệt mỏi.
Rằm tháng bảy. Bà Thảo lên chùa về đã thấy các vãi cùng các cụ ông tập trung khá đông ở nhà mình. Các vị trong chi hội người cao tuổi của thôn hầu như có mặt cả. Lũ con cháu của bà đang tất bật đón khách. Tiếng cười nói râm ran. Căn nhà ấm cúng hẳn lên.
Tôi và Thành nhà ở cạnh nhau, thuở nhỏ là đôi bạn thân như hình với bóng. Chúng tôi cùng có tuổi thơ êm đềm như dòng sông phẳng lặng. Lớn lên tôi và Thành học chung một lớp.
Hiên nhớ, cuộc gọi gần đây nhất mà Hiên nhận được của anh là từ một số máy lạ, không phải là số máy thường ngày mà anh vẫn từng gọi cho cô.
Thật trớ trêu khi khu trọ của những gã trai trẻ và những thằng đàn ông xa vợ lại lù lù xuất hiện một quán đèn mờ án ngữ ngay trước ngõ. Đi ra, đi vào đều bắt gặp mấy em quần short ngắn, áo hai dây ngồi vắt vẻo õng ẹo mời chào.
Khu phố ưu tiên cho người về hưu có thu nhập thấp và gia đình trong diện giải tỏa nên chẳng mấy ai thân thiết ai. Then cài, cửa đóng suốt ngày bởi thanh niên trai tráng thì ít, già cả neo đơn thì nhiều. Hai dãy phố đối diện nhau qua con đường bê tông vừa đủ chỗ cho hai xe máy tránh nhau.
Không hiểu sao những lúc trồng rau mầm trên sân thượng Trầm hay nghĩ về cuộc hôn nhân của đời mình. Hai năm trước có nằm mơ chị cũng không thể mường tượng ra mình có những buổi sáng thong thả chăm bẵm cho tổ ấm.
Phía đằng tây những đám mây gấp gáp bay về tạo thành quầng trời đỏ rực. Mặt trời cũng dần khép lại hành trình xuống núi nhưng dường như vẫn còn vương vấn bầu trời rộng lớn của ngày nên còn lần khần mãi.
Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và người dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.
Tiếng trống lễ hội vang lên. Làng cá Mân Thái nhộn nhịp. Từng gương mặt của người dân chài rạng rỡ dưới ánh nắng đầu xuân. Có con mắt hấp háy tìm ai đó trong đám con gái xinh làng biển.
Giữa đường đi lấy tin, Túc tạt vào quán nước nghỉ chân. Trời nóng như đổ lửa, thèm một cánh võng để ngả lưng trong cơn say nắng choáng váng, nhưng cô chỉ có thể dựa tạm vào gốc cây bàng mọc ngay giữa quán.
Phải nói trước rằng tôi không định kể một câu chuyện xôi thịt nhuốm đầy dục vọng. Tôi chỉ muốn kể một câu chuyện tình yêu hơi có phần lập dị nhưng cũng đầy trong sáng.
Hơn ba mươi phút đã trôi qua, hai ly cà phê đen đặc quánh trong cái quán nhỏ ven đường vẫn còn nguyên. Hai người đàn ông mái tóc bạc trắng ngồi yên bất động. Đôi tròng kiếng nhạt nhòa vì những giọt nước mắt pha lẫn những giọt mồ hôi cứ lăn dài.
Rời trường đại học mỹ thuật với mảnh bằng tốt nghiệp loại khá, gã vẽ ra trước mắt mình con đường xán lạn. Chuẩn bị mấy bộ hồ sơ đựng trong những chiếc bì màu vàng, gã đinh ninh mệnh của gã là bích thượng thổ hợp với màu vàng sẽ gặp nhiều may mắn.
Cuộc họp toàn thể cán bộ Khu bảo tồn đã tan. Lời dặn của Phó giám đốc ban chiều cứ làm Đồng do dự, nghĩ ngợi, đắn đo “…phải bảo vệ tuyệt đối không để cháy rừng dù chỉ một cây.
Ngồi trên chiếc ghe bảy lá cũ mèm đang tròng trành trên sóng nước mỗi khi có chiếc ghe lớn chạy qua, Tân hít liền một lúc ba hơi làm điếu thuốc rẽ tiền cháy đỏ rừng rực ánh lên những tia sáng hồng hồng trên khuôn mặt khắc khổ đầy nếp nhăn, đen thui đen thích vì suốt ngày lặn hụp trên sông nước.
Gió tháng tư thổi nhè nhẹ, cơn mưa đầu bất chợt ập xuống tạo bầu không khí mát dịu lan tỏa khắp khu vườn mận. Chỉ toàn là mận. Ánh trăng khuyết cuối tháng sáng mờ mờ vừa đẹp nhưng cũng vừa huyền bí rất lạ lùng.
“Hồi ấy, sau hiệp định Paris 1973, nghĩa là còn chừng hai năm nữa tiếp thu. Bọn địch thua tới nơi, nhưng vẫn cố ra sức lấn chiếm vùng giải phóng để giành đất, giành dân. Đơn vị tôi được lệnh đánh tàu. Phải đánh chìm cho được một vài chiếc để bẻ gãy mưu đồ của giặc”.
Cả ấp 7 náo nức lúc nghe tin các ấp khác đều lập công. Hoặc diệt được Mỹ. Hoặc bắn cháy xe tăng. Thậm chí, ấp 15 còn chặn địch, bảo vệ được máy móc, buộc chúng phải rút ra xa.
Lão Khía sống ở khúc sông này ngót nghét cũng gần hết đời người. Mấy mươi năm quăng lưới kiếm sống qua ngày lão chỉ biết lấy cuộc đời sương gió làm vui.