Cụ Lềnh sang nhà tôi, giữa lúc tôi đang thiu thiu ngủ, cụ vội trở ra. Vợ tôi gọi: - Anh ơi, ông cụ Lềnh sang có việc gì đó?
Tiếng trống múa rộn ràng, rộn rã trên khoảng sân rộng rợp mát của vùng đất ven sông Hậu - Phú Hữu. Khói nhang bay mù mịt từ khu di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa lan xa trong khoảng không gian lồng lộng mát dịu tháng mười một.
Cơn mưa bất ngờ ập đến. Gió càng lúc càng thổi mạnh. Trên các cột đèn xuôi theo đại lộ, các loa truyền thanh đang ra rả thông tin về diễn biến cơn bão dữ sắp tràn về thành phố. Mới 5 giờ chiều mà đường phố vắng tanh.
Đồng hồ trên tường thong thả gõ đến tiếng thứ mười. Mưa ngoài trời mỗi lúc mỗi nặng hạt hơn. Trời tối đen như mực, gió rít ào ào trên mái tôn nghe rợn người. Con đường nhỏ từ quốc lộ rẽ vào nơi làm việc của Hội người mù giờ không một bóng người.
Cha tôi mất được hơn năm thì mẹ tôi lấy chồng, người Mỹ. Tôi tám tuổi, về ở với bác Điểm, chị gái của cha. Từ ngày cha đi chữa bệnh gần hai năm, tôi chưa được thăm cha lần nào vì mẹ bảo người ta cấm không cho phép trẻ con được bước vào đó.
Tốt nghiệp đại học sư phạm loại giỏi, thay vì ở lại Hà Nội làm việc, Hùng xin phép bố mẹ cho mình lên vùng cao dạy học.
Tuần trước, Hoàng tình cờ xem ti vi những mẩu chuyện quá cảm động về những đoàn tàu không số ngay trên nơi “chôn nhao cắt rún” của mình. Nỗi ray rứt, ân hận cứ xoáy vào tâm trí như những thước phim đau đớn, hờn trách những người đã và đang lãng quên quá khứ...
Bữa nay thằng Sửu đi học về, thấy nó buồn xo. Nó chẳng thèm liếc nồi rau rừng luộc và cá trắm kho mà nó vẫn thích, thậm chí chị Sang chào nó cũng không thèm đáp lại.
Tôi chuyển đến khu phố này đúng thời điểm nắng nóng nhất. Chiếc xe ba gác chầm chậm dừng lại bên cánh cửa gỗ màu xanh vẫn còn dán thông báo có phòng trọ cho thuê.
Trăng tháng chín sáng rừng rực phủ trùm núi Thọ Sơn. Những bóng xanh trong lễ phục đặc chủng chỉ dành cho chiến sĩ giữ mộ Đại tướng vẫn lặng lẽ đi tuần trong tư thế nghiêm trang của người lính đang làm nhiệm vụ rất đặc biệt và vinh quang là canh giữ mộ phần của người anh hùng dân tộc...
Trung bước chầm chậm thong dong qua phía bờ Vĩnh Long. Gió cứ thổi phần phật từ hạ nguồn sông Hậu tràn về làm tóc anh bỗng chốc rối bời. Anh nghêu ngao câu hát xứ mình bằng tâm trạng phấn khích lạ thường “ …Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông…”.
Xứ này buồn quá. Buồn đến nỗi chị không kìm lòng được đành thốt lên lời khi ngồi khâu áo cho Khang. Chỉ riêng hình ảnh những người phụ nữ lủi thủi trôi đi trong cái nắng gay gắt của mùa hè, kéo theo chiếc bóng đổ dài xiêu vẹo trên đường cũng đủ làm lòng người nhàu nhĩ.
Quang cảm thấy bùi ngùi và anh cũng nhẹ nhõm trong lòng khi nghe vợ kể. Nhưng còn tiếng rao “Đậu phộng rang! Đậu phộng rang đây!...” của Dũng và bé Linh hôm nào nơi Bãi Cát, trong buổi chiều chia tay Ngân năm ấy, chắc Quang khó lòng quên được!
Đêm Trung thu. Trăng sáng và tròn. Trăng chậm chạp bò lên từ phương Đông, phúc hậu như khuôn mặt bà tiên trong chuyện cổ tích, rạng rỡ như cô bé Lọ Lem lần đầu bước chân vào vũ hội tưng bừng…
Hình như, sau làn khói hương quấn quýt, khuôn mặt của Chiến động đậy, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ hơn. Và mỗi lần như vậy, trong đẫm nước mắt, ký ức về làng quê thân yêu lại đột ngột ùa đến tươi trẻ, dạt dào, sống động trước mắt tôi.
Tốt nghiệp bằng xuất sắc trường Báo chí, trong suốt 4 năm sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm viết báo nên ngay sau khi ra trường Hương liền trở thành phóng viên chính thức của một tờ báo danh tiếng. Cô đã hoàn thành ước mơ được đem nhiệt huyết của mình gửi gắm trong những trang báo...
Cơn mưa cuối tháng 6 tầm tã. Đài Truyền thanh xã phát liên tục bản tin áp thấp nhiệt đới đang mạnh dần lên từ phía đảo Hoàng Sa. Sóng từ xa nối đuôi nhau chạy liên tục vào bờ cát cuốn tròn những gốc phi lao như cười cợt nô đùa rồi lùi ra biển tạo những tiếng vỗ ầm ào không dứt.
Khói từ nén nhang trầm cứ lơ đãng bay lên trong bầu không gian tĩnh lặng uy nghiêm của nhà bia tưởng niệm. Dì Năm Tốt, Ba Xoa mắt đỏ hoe khi tới cắm nhang vào chiếc lư hương rồi nhìn đăm đăm vào khuôn mặt chị Nương đang nở nụ cười tự tin, rạng rỡ rất lạ thường.
Phải vất vả lắm Ánh Tuyết mới được lãnh đạo, ban biên tập đồng ý cho đi tác nghiệp ở Hoàng Sa. Qua được ngưỡng cửa tòa soạn, phóng viên Ánh Tuyết lại bị một rào cản thứ hai từ tàu Kiểm ngư, nhưng không có gì làm xoay chuyển được quyết tâm của nữ phóng viên trẻ tuổi này.
“Chúc cậu may mắn…Bộ đội mình đã hy sinh khá nhiều bên ấy rồi! Tất cả vì toàn cục…Tất cả vì…”.
Lệ thường, ngày nào cũng vậy, lão Ban lại ra biển. Không nhìn thấy biển là lão cảm thấy sao sao ấy. Lão dễ nổi cáu với vợ. Chỉ nhìn thấy biển, nhìn ra ngoài khơi xa thì lão mới dịu đi những cáu ghét của cuộc đời.