Ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết đã ra thông báo khẩn về tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H1pdm bởi ở tỉnh đã có 4 trường hợp tử vong do bệnh này.
Ngày 1/8, tại cuộc họp về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đã quyết định thống nhất theo đề xuất của các ngành chuyên môn cho phép các trường hợp F1 qua test nhanh có kết quả âm tính và F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà theo quy định hướng dẫn của Bộ Y tế.
Từ ngày 1/8, TP Hồ Chí Minh triển khai các tổ tiêm chủng lưu động đến tận nơi làm việc, sinh sống của người dân để thực hiện tiêm chủng trong điều kiện Thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Thủ Đức là địa phương đầu tiên triển khai hoạt động này.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong cả ngày 31/7, Hà Nội ghi nhận 74 trường hợp mắc COVID-19 thuộc 8 chùm ca bệnh. Trong đó, ổ dịch tại Công ty SEI liên quan đến Bắc Giang cũng kéo dài đến 28 ngày và vẫn tiếp tục có thêm các ca mắc mới.
Từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 31/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận Việt Nam có 4.564 ca mắc mới; trong đó có 4 ca nhập cảnh và 4.560 ca ghi nhận trong nước.
Ngày 31/7, ông Đặng Trần Chiến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ cho biết, từ đêm 30/7, lực lượng chức năng huyện Chương Mỹ đã tạm thời phong tỏa Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, sau khi một bệnh nhân đã từng đến thăm khám, được xác định mắc COVID-19.
Ngày 31/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh đã ký quyết định số 1237/QĐ-UBND về việc kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh.
Chiều 30/7, ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại TP Hồ Chí Minh, Thường trực Tổ công tác đặc biệt về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ tại phía Nam, cho biết đã điều động cấp tốc Đoàn y bác sỹ, điều dưỡng cùng nhiều trang thiết bị vật tư y tế đến Trung tâm Điều dưỡng Người bệnh tâm thần Thủ Đức (phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức) để phối hợp điều trị khẩn cấp cho các bệnh nhân vừa phát hiện mắc COVID-19 tại đây.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Phú Hòa (Phú Yên), ngày 28/7, tại xí nghiệp An Thịnh thuộc Công ty cổ phần An Hưng có hai công nhân dương tính với SARS-CoV-2 và một trường hợp nghi mắc COVID-19.
Theo thông báo từ Sở y tế TP Hồ Chí Minh, riêng trong ngày 28/7, toàn thành phố đã có 4.353 ca mắc COVID-19 đủ điều kiện và đã được xuất viện.
Từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 28/7, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận Việt Nam có 3.698 ca mắc mới; trong đó có 1 ca nhập cảnh và 3.697 ca ghi nhận trong nước. Đáng chú ý, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày 28/7 là 6.559 ca, giảm 1.354 ca so với ngày 27/7 (7.913 ca).
Ngày 28/7, Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP Hồ Chí Minh (phường Phú Thuận, Quận 7) chính thức đi vào hoạt động với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày tăng tốc xây dựng.
Ngày 28/7, lãnh đạo Bệnh viện Dã chiến số 1 TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có 5.000 ca mắc COVID-19 được xuất viện.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương), chiều 27/7, địa phương đã ghi nhận một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Đây là trường hợp nhiễm virus đầu tiên sau 47 ngày Hải Dương không phát hiện ca nhiễm tại cộng đồng.
Qua sàng lọc diện rộng 945.904 người, kết quả có 1% người nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Thông tin này vừa được Sở Y tế tỉnh Bình Dương báo cáo với Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương trong chiều 26/7.
Tính đến ngày 26/7, TP Hồ Chí Minh đã tiêm được 170.177 liều vaccine phòng COVID-19 đợt 5, chưa có trường hợp nào có phản ứng nặng. Đây là thông tin được ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết chiều 26/7.
Ngày 26/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, 248 công nhân Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt, tại phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An đã được đưa đi cách ly sau có kết quả xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Từ 6 giờ đến 18 giờ 30 phút ngày 26/7, Việt Nam có 5.174 ca mắc mới COVID-19. Trong đó có 19 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5.155 ca ghi nhận trong nước.
Ngày 23/7, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, hiện Thành phố đang điều trị 35.228 bệnh nhân mắc COVID-19 (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính), trong đó có 562 bệnh nhân nặng đang thở máy và 11 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến ngày 23/7 có 434 bệnh nhân tử vong trong đợt dịch lần này.
Ngày 23/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên - Phó trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh.
Trước tình hình số trường hợp F0 tiếp tục tăng cao tại TP Hồ Chí Minh, tương ứng số ca nặng, nguy kịch và tử vong tiếp tục tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh điều chỉnh kế hoạch thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 theo hệ thống 5 tầng điều trị, thay vì 4 tầng như trước đây.