Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đang tích cực triển khai đề án nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế.
Tây Bắc là địa bàn chiến lược nhưng cũng là vùng khó khăn nhất cả nước. Giao thông cách trở, dân trí thấp, đời sống của đồng bào dân tộc còn nhiều thiếu thốn. Thông qua các đề án, chương trình an sinh xã hội, cùng với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, đời sống người dân đã được cải thiện, vươn lên làm kinh tế thoát nghèo.
Tình trạng khai thác quá mức cho phép các tài nguyên vốn là lợi thế của Tây Nguyên, trong đó có tài nguyên nước, đã đẩy Tây Nguyên đứng trước nguy cơ mất cân bằng và cạn kiệt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các trung tâm Logistics bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật.
Năm 2008, tỉnh Kon Tum đã có Quy hoạch phát triển cao su giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến 2020.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, Nhà nước có kế hoạch đầu tư trên 14.698 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng Tây Nguyên, chủ yếu là xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi, cấp nước sạch cấp bách phòng, chống hạn, hệ thống giao thông.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng kết nối hạ tầng giao thông vùng Tây Nam bộ là triển khai những công trình dự án trọng điểm kết nối giữa các tỉnh trong vùng với nhau và giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác.
Ngày 19/8, tại Sơn La, Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo khoa học “Giảm nghèo đa chiều bền vững - Thực tiễn và định hướng, giải pháp cho các tỉnh Tây Bắc”.
Chỉ còn ít ngày nữa, hàng triệu học sinh trên cả nước bước vào năm học mới 2016 - 2017. Cùng với ngành giáo dục cả nước, ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đang gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với chiến lược phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển “du lịch xanh” có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững nhờ tận dụng ưu thế vùng.
Để lớp trẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiểu hơn những giá trị văn hóa truyền thống, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương, và sự tham gia của người dân. Trong đó, trong đó, ngành chủ quản cấp kinh phí trong công tác bảo tồn, các nghệ nhân gian tham gia truyền dạy cho các thế hệ trẻ.
Nhiều di sản vùng Tây Bắc như lễ hội, âm nhạc, chữ viết, trang phục đang ngày càng mai một do chưa được quan tâm gìn giữ đúng mức. Làm thế nào để bảo tồn được các di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc, để giữ gìn bản sắc các dân tộc Việt Nam đang là chuyện không của riêng ai.
Những năm qua, mạng lưới các trạm y tế phường, xã tại Tây Nguyên chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Từ đó dẫn tới một nghịch lý, trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố thường xuyên quá tải thì tại các tuyến y tế cơ sở lại quá vắng vẻ, không thể giảm tải được cho tuyến trên.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các tổ chức quốc tế, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm gần đây tiếp tục được cải thiện, có những chuyển biến tích cực, các chỉ số sức khỏe của đồng bào từng bước được cải thiện góp phần phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày một sâu rộng hơn, ràng buộc bởi những định chế hết sức chặt chẽ với thế giới, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có cơ hội lớn để phát triển. Nhưng kèm theo đó, nhiều thách thức đặt ra cho việc chuyển đổi kinh tế của vùng.
Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và văn hóa, Lào Cai là một trong những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Các tỉnh vùng Tây Nguyên đã và đang triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng, phấn đấu đến năm 2020 có 2,71 triệu ha rừng, tăng trên 143.000 ha và nâng độ che phủ rừng lên 49,8%, tăng 4% so với hiện nay.
Sau 25 năm, công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở nước ta đã đạt được nhiều thành công với các hoạt động triển khai hiệu quả như can thiệp phòng chống HIV/AIDS, truyền thông, dự phòng, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm tự nguyện và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện mùa khô bắt đầu vào "đỉnh", nên diện tích các loại cây trồng bị khô hạn, thiếu nước tưới tăng lên từng ngày.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày 18/3 quyết định cứu trợ khẩn cấp bước đầu cho đồng bào 11 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Tại thành phố Kon Tum, chính quyền đã mua 11 bồn chứa nước cấp về phường Trần Hưng Đạo "điểm nóng" về thiếu nước của thành phố, giúp dân trữ nước.