Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nước đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý chi trả toàn bộ chi phí mua thiết bị quân sự từ Mỹ, trong đó phần lớn được chuyển cho Ukraine.
Ngày 25/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi Mỹ nối lại đối thoại về ngăn chặn phổ biến hạt nhân và triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ.
Hải quân Mỹ mới đây lần đầu tiên trang bị cho một tàu chiến với hệ thống laser phòng drone (máy bay không người lái) có tên gọi ODIN.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 13/2, Hải quân Mỹ thông báo đã phóng thử thành công tên lửa Trident II, không mang đầu đạn, từ tàu ngầm.
Ngày 7/2, nhật báo Tehran Times đưa tin Tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), ông Amir Ali Hajizadeh thông báo Tehran đã sở hữu công nghệ vô hiệu hóa máy bay không người lái RQ-4 của Mỹ từ khoảng cách xa.
Nổi bật trong số các hệ thống vũ khí tân tiến được trưng bày tại triển lãm quân sự DefExpo Ấn Độ 2020 chính là xe chiến đấu bọc thép AU-220M của Nga.
Lực lượng Không gian Mỹ vừa thành lập ngày 5/2 đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III lần đầu tiên, sau khi Moskva chỉ trích Washington “giảm giới hạn” trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngày 4/2, giới chức Hy Lạp cho biết nước này sẽ triển khai một số tên lửa phòng không Patriot tới Saudi Arabia theo một chương trình có sự tham gia của cả Mỹ, Anh và Pháp.
Ngày 21/1, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ chi 200 triệu euro (222 triệu USD) cho việc phát triển hệ thống tên lửa Ariane 6 và hỗ trợ các công ty công nghệ vũ trụ có quy mô vừa và nhỏ.
Không quân Hoàng gia Anh đang lên kế hoạch sản xuất một chiến đấu cơ có thể đạt tốc độ hơn 6.437km/h và được điều khiển bằng mũ bảo hiểm thực tế ảo.
Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết ngày 19/1, New Delhi đã thử thành công tên lửa đạn đạo K-4 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Indonesia đang lên kế hoạch mua sắm các tàu lớn hơn để lực lượng tuần duyên mở rộng phạm vi hoạt động tại các vùng biển xa, trong đó có Quần đảo Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau.
Mỹ vừa triển khai máy bay dò tìm phóng xạ WC-135WW đến một căn cứ không quân tại Nhật Bản. Động thái này được cho là nhằm tăng cường giám sát Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Israel ngày 12/1 thông báo nước này đã thực hiện "thành công" một chuỗi các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt cải tiến.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Quốc phòng Israel tối 8/1 đã tuyên bố đạt được đột phá trong phát triển vũ khí laser có thể ngăn chặn các mối đe dọa từ trên không, trong đó có các loại rocket và tên lửa dẫn đường chống tăng.
Nga dự kiến phá hủy hai trong số các tên lửa đạn đạo liên lục địa thời kỳ Xô viết (ICBM) R-36M2 trong năm nay.
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) có kế hoạch can thiệp nhằm hạn chế sức mạnh của loại tên lửa phòng không trước khi bán ra nước ngoài.
Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng (DARPA) của Lầu Năm Góc (Mỹ) muốn thiết kế một chiến hạm hoàn toàn tự động không cần bất cứ thủy thủ nào.
Máy bay chiến đấu MiG-35 phiên bản xuất khẩu sẽ có thiết kế hay đổi so với các loại MiG-35 thông thường và được nâng cấp hệ thống thiết bị radar.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên báo “Sao đỏ” của Nga, Thứ trưởng Quốc phòng nước này Alexei Krivoruchko cho biết tốc độ tối đa các tổ hợp tên lửa siêu âm Kinzhal và Zircon của Nga dự kiến sẽ tăng lên, đạt hơn 10 Mach (12.250 km/giờ).
Quân đội Nga đã chính thức đưa tên lửa liên lục địa chiến lược siêu âm Avangard vào trực chiến.