Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đang có tham vọng đưa Hàn Quốc trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Ngày 26/9, Bộ Quốc phòng Romania cho biết nước này đang lên kế hoạch mua 32 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ mới nhất của tập đoàn chế tạo trang thiết bị quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) với giá 6,5 tỷ USD.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ ngày 23/9 cho biết, Bộ Ngoại giao nước này cùng ngày đã phê duyệt một thỏa thuận tiềm năng trị giá 500 triệu USD nhằm bảo trì các đội xe quân sự của Saudi Arabia.
Trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm cuộc chiến với Iraq, Iran đã công bố máy bay không người lái (drone) được cho là có tầm hoạt động xa nhất thế giới.
Ngày 22/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này và Mỹ nhất trí cùng tiến hành sản xuất vũ khí, một bước đi giúp Ukraine có thể bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không.
Chính phủ Mỹ thông báo nước này sẽ chi hơn 750 tỷ USD trong 10 năm tới để cải tạo gần như mọi bộ phận của hệ thống phòng thủ hạt nhân lâu đời.
Trong khi Đức muốn mua hệ thống phòng không của Mỹ vì yếu tố nhanh, Pháp muốn châu Âu tự phát triển.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Quốc phòng Israel ngày 19/9 đã trình làng “xe tăng chiến đấu Merkava thế hệ 5” mang tên “Barak” được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
Nga đã tăng cường sản xuất gấp hơn 10 lần một số loại vũ khí để cung cấp cho quân đội sử dụng ở Ukraine, trong đó có tên lửa, máy bay không người lái, phương tiện chiến đấu và pháo.
Nhà phát triển Lobaev Arms của Nga vừa thử nghiệm đạn bắn tỉa siêu vượt âm có thể đạt tốc độ hơn 1.500 mét/giây trong tương lai.
Bài học từ cuộc chiến thiết giáp trên chiến trường Ukraine có thể đã buộc Mỹ phải từ bỏ việc nâng cấp xe tăng Abrams, công bố kế hoạch hiện đại hóa mới.
Động thái công bố tàu ngầm đầu tiên được thiết kế để phóng "vũ khí hạt nhân chiến thuật" của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực hoàn thiện năng lực phản công hạt nhân.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8/9 cho biết nước này đã hạ thủy một tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới hôm 6/9. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tham dự lễ hạ thủy chiếc tàu ngầm này.
Anh đang đẩy nhanh đưa xe tăng Challenger 3 vào sử dụng trong bối cảnh xuất hiện thông tin Nga phá hủy xe tăng Challenger 2 đầu tiên mà nước này viện trợ cho Ukraine.
Sau khi ‘gặt hái’ được đơn đặt hàng vũ khí lớn nhất từ trước đến nay từ các quốc gia Arab trong năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ hiện tìm cách mở rộng thị trường ra ngoài Trung Đông và muốn cạnh tranh với Hàn Quốc trong cuộc đua bán vũ khí cho châu Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, truyền thông Israel ngày 26/8 đưa tin, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) đang lên kế hoạch mua hàng chục bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/8 đã nhất trí về việc bán cho không quân Ba Lan 96 trực thăng Apache AH-64E với tổng trị giá 12 tỷ USD.
Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 23/8 cho biết đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay trực thăng vận tải từ tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Martin của Mỹ nhằm tăng cường lực lượng không quân.
Các nước Trung Đông, trong đó có những đối tác lâu năm của Mỹ, đang tăng cường mua vũ khí từ Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ cảnh báo rằng họ không thể sử dụng vũ khí do Trung Quốc sản xuất cùng với phần cứng do Mỹ chế tạo.
Không quân Mỹ ngày 21/8 thông báo đã tiến hành thử Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) siêu vượt âm AGM-183A. Đây là vụ thử đầu tiên đối với loại tên lửa này kể từ sau vụ thử thất bại hồi tháng 3 năm nay.