Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Truyền thông Iran ngày 22/8 đưa tin quân đội nước này đã phát triển thành công máy bay quân sự không người lái mang tên Mohajer-10, với tầm bay xa hơn, lâu hơn và mang được nhiều vũ khí hơn.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, một số quốc gia châu Âu đã nghiêm túc hơn nhiều trong việc chi cho quốc phòng của họ.
Ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thống nhất kế hoạch phát triển một loại tên lửa mới có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu vượt âm.
Theo hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ ngày 17/8 cho biết nước này đã chấp thuận chuyển giao các máy bay chiến đấu F-16 từ Đan Mạch và Hà Lan cho Ukraine ngay sau khi khóa huấn luyện phi công Ukraine lái loại máy bay này hoàn tất.
Rheinmetall sẽ cung cấp UAV trinh sát tối tân Luna NG cho Ukraine vào cuối năm nay, tờ Bild (Đức) cho biết.
Ngày 11/8, Tham mưu trưởng Không quân Đức Ingo Gerhartz cho biết nước này sẽ sở hữu phi đội trực thăng lớn thứ 2 trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi bổ sung 60 máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Chinook theo hợp đồng mua bán được công bố mới đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 9/8, Iran thông báo nước này đã phát triển thành công công nghệ chế tạo tên lửa hành trình siêu thanh.
Israel đang mua lượng lớn đạn pháo 155mm, trị giá 60 triệu USD trong một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của nước này với loại đạn dược đã được chứng minh là rất quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngày 3/8, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius một lần nữa bác bỏ khả năng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 3/8, Không quân Ấn Độ (IAF) đã tiếp nhận tên lửa dẫn đường chống tăng Spike Non-Line of Sight (NLOS) của Israel, có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách lên tới 30 km, nhằm cải thiện khả năng tiêu diệt mục tiêu ẩn sau những ngọn núi.
Theo tờ The Economist, Ukraine đang chế tạo bom in 3D nhằm cung cấp đủ vũ khí cho cuộc chiến chống lại quân đội Nga.
Hãng thông tấn Tasnim của Iran ngày 1/8 cho biết Hải quân của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã giới thiệu các tàu mới được trang bị tên lửa có tầm bắn 600 km.
Lầu Năm Góc cho rằng Ukraine có những nhu cầu cấp thiết khác hơn ATACMS và lo ngại việc gửi đủ vũ khí tới Ukraine để tạo ra sự khác biệt trên chiến trường sẽ làm suy yếu nghiêm trọng sự sẵn sàng của Mỹ đối với các cuộc xung đột tiềm tàng khác.
Theo hãng tin Reuters, ngày 19/7, Mỹ đã công bố viện trợ an ninh bổ sung trị giá khoảng 1,3 tỷ USD cho Ukraine. Gói này bao gồm vũ khí phòng không, máy bay không người lái (UAV) và đạn dược.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 16/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng LB Nga bảo lưu quyền sử dụng bom chùm để đáp trả việc Ukraine sử dụng loại vũ khí này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, ngày 15/7, Bộ trưởng Quốc phòng Slovenia Marjan Sarec tuyên bố nước này đang đàm phán với Đức để mua các hệ thống tên lửa đất đối không IRIS-T SLM, song không tiết lộ chi tiết về số lượng.
Hàn Quốc đã phát triển công nghệ mới có khả năng dò tìm và phát hiện tín hiệu, giúp các tàu chiến định vị được tên lửa chống hạm tiên tiến đang lao về phía mục tiêu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/7 thông báo rằng Mỹ đã hoàn thành việc phá hủy hoàn toàn các kho vũ khí hóa học tồn tại hàng thập kỷ của nước này, đáp ứng một cam kết theo Hiệp ước Chống vũ khí hóa học có từ 3 thập kỷ trước.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 6/7, Lực lượng Không quân Indonesia đã tiếp nhận máy bay C-130J Super Hercules thứ hai trong tổng số 5 máy bay đặt mua từ công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ.
Khi Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước này sẽ giúp liên minh khắc phục lỗ hổng ở phía Tây Bắc châu Âu - Biển Baltic, tuyến đường biển chung với Nga nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận các cảng ở 8 quốc gia, trong đó có Đức.