Bom lượn tưởng chừng đơn giản của Liên bang Nga lại đang trở thành nỗi ám ảnh lớn cho Ukraine. Với chi phí thấp, độ chính xác cao và khả năng vượt qua hệ thống phòng không phương Tây cung cấp, loại vũ khí này đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Kiev.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn phương Tây về công nghệ, thiết bị và vũ khí quân sự đối với quốc gia này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã đặt hàng mua 13 hệ thống radar điều khiển đánh chặn từ mặt đất (GCI) thế hệ GM-403 do Tập đoàn Thales của Pháp chế tạo trị giá 354 triệu euro (tương đương 386,23 triệu USD).
Lầu Năm Góc ngày 28/6 xác nhận Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng trị giá 15 tỷ USD cung cấp Hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không và tên lửa tích hợp (IBCS) cùng các thiết bị có liên quan cho Ba Lan. Hai nhà thầu chính trong thương vụ tiềm năng này bao gồm Raytheon Corp và Lockheed-Martin.
Ngày 27/6, một nguồn thạo tin cho biết Pháp đã lần đầu tiên thử nghiệm phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) được cho là có khả năng thách thức các hệ thống đánh chặn do có quỹ đạo bay không thể đoán trước.
Mỹ đang đẩy Litva vào tình trạng lệ thuộc hoàn toàn, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí.
Ngày 25/6, báo Telegraph đưa tin doanh nghiệp liên doanh Anh - Pháp đang phát triển một hệ thống đánh chặn có khả năng "hạ gục" tên lửa siêu thanh.
Ngày 20/6, Bộ Quốc phòng Pháp tiết lộ khả năng đặt mua 1.000 tên lửa phòng không Mistral trị giá khoảng 500 triệu euro (hơn 545 triệu USD) trong khuôn khổ chiến dịch mua chung với 4 quốc gia châu Âu khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 19/6 cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang nỗ lực thúc đẩy việc mua sắm vũ khí, đạn dược nhằm lấp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt.
Các thành viên của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cắt giảm hơn 2,5 tỷ USD cho chương trình mua sắm tên lửa.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 15/6, Bộ Quốc phòng Indonesia đã xác nhận hợp đồng mua 12 chiến đấu cơ đã qua sử dụng Mirage 2000-5 trị giá 792 triệu USD từ Qatar, viện dẫn nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn nguồn truyền thông Israel ngày 15/6 cho biết một quan chức Bộ Quốc phòng nước này đã tiết lộ Israel đang đàm phán bán xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava cho 2 quốc gia, trong đó có một quốc gia ở châu Âu.
Hãng tin Kyodo dẫn tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản cho biết 2 tên lửa do Triều Tiên phóng đi chiều 15/6 đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Tokyo đã lên tiếng phản đối vụ phóng.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng chiều 15/6 là tên lửa đạn đạo.
Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới cho biết số lượng vũ khí hạt nhân đang hoạt động trong kho dự trữ của các cường quốc quân sự có dấu hiệu gia tăng trở lại. Các nhà phân tích cảnh báo thế giới đang “tiến gần đến một trong những thời kỳ nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người”.
Hãng tin Tasnim của Iran đưa tin ngày 11/6, Lực lượng mặt đất thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái (UAV) ném bom theo Dự án Arbaeen.
Ngày 9/6, Mỹ đã công bố gói viện trợ trị giá 2,1 tỷ USD dành cho Ukraine, trong đó bao gồm các hệ thống phòng không và đạn dược quan trọng, nhằm củng cố năng lực phòng không cho Kiev trong dài hạn.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí Ấn Độ (DRDO) mới đây đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni Prime ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Các chuyên gia của công ty phân tích dữ liệu GlobalData mô tả thành công này là “cột mốc quan trọng đối với Ấn Độ”.
Ngày 6/6, Iran tuyên bố đã chế tạo ra một tên lửa siêu vượt âm có khả năng di chuyển với vận tốc gấp 15 lần tốc độ âm thanh.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 5/6 cho biết Đức có thể cân nhắc lại quan điểm về khả năng chuyển máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây cho Ukraine song bác bỏ khả năng chuyển giao cho nước này tên lửa hành trình Taurus trong tương lai gần.
Chính phủ Nga ngày 31/5 thông báo tạm dừng xuất khẩu đạn và vỏ đạn cho đến hết ngày 31/12/2023.