Bữa nay thằng Sửu đi học về, thấy nó buồn xo. Nó chẳng thèm liếc nồi rau rừng luộc và cá trắm kho mà nó vẫn thích, thậm chí chị Sang chào nó cũng không thèm đáp lại.
Tôi gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo cách gọi thân thương là: Bác Giáp - cách mà người dân Việt Nam đã dành sự tôn kính với Bác Hồ, Bác Tôn.
Tuổi đã xế chiều nhưng dì tôi vẫn chưa lấy chồng. Người ta bảo phụ nữ tuổi Dần cao số. Đã có nhiều người đàn ông bước chân vào cuộc đời dì rồi lại lặng lẽ quay gót ra đi.
Tôi chuyển đến khu phố này đúng thời điểm nắng nóng nhất. Chiếc xe ba gác chầm chậm dừng lại bên cánh cửa gỗ màu xanh vẫn còn dán thông báo có phòng trọ cho thuê.
Nhân gian có câu “con cá mất là con cá to”, quá đúng, xin miễn bàn! Tôi đã bị người ta lấy mất con cá to nhất của mình (tính cho đến bây giờ) khi con cá đó đã nằm ấm trên đôi tay bé nhỏ của tôi được chừng dăm phút.
Một sớm mai chợt nhận ra thu đã về trong sắc nắng hanh hao và những ngọn gió dìu dịu, mơn man đùa nhẹ qua vai áo. Ban mai vừa chớm, nắng lên xua tan những màn sương mỏng mảnh giăng mắc khắp các nhành cây, ngọn cỏ.
Ngày còn thơ bé, cứ mỗi độ thu về, không gian vườn quê, ngõ quê và cả chợ quê phảng phất mùi thơm của quả thị theo làn gió thu mà về.
Trăng tháng chín sáng rừng rực phủ trùm núi Thọ Sơn. Những bóng xanh trong lễ phục đặc chủng chỉ dành cho chiến sĩ giữ mộ Đại tướng vẫn lặng lẽ đi tuần trong tư thế nghiêm trang của người lính đang làm nhiệm vụ rất đặc biệt và vinh quang là canh giữ mộ phần của người anh hùng dân tộc...
Trên bản đồ địa lý của thế giới chỉ có đất nước Việt Nam ta mang dáng hình của một trong 24 chữ cái quốc ngữ: Đó là chữ S! Chữ S có một vẻ đẹp tượng hình khá đặc biệt.
Vào những ngày lũ, người dân quê tôi vác thuyền, ôm những tấm lưới tép nhỏ rủ nhau bơi ra ngòi nơi có nước lũ lên cao để đánh cá mương. Đông vui lắm.
Trung bước chầm chậm thong dong qua phía bờ Vĩnh Long. Gió cứ thổi phần phật từ hạ nguồn sông Hậu tràn về làm tóc anh bỗng chốc rối bời. Anh nghêu ngao câu hát xứ mình bằng tâm trạng phấn khích lạ thường “ …Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông…”.
Có những miền đất không phải quê hương chôn nhau cắt rốn của ta. Vậy mà khi đã gắn bó rồi thì trở thành một niềm thương mãnh liệt, để một lúc nào đó, nghe giọng ai nhắc tới cái tên xưa cũ, nỗi nhớ ùa về trong ký ức xốn xang…
Thế hệ trẻ bây giờ, nhiều người lạ lẫm với thư tay. Nhưng thế hệ cha anh, thư viết tay đã trở thành những kỷ niệm thiêng liêng trong ký ức.
Xứ này buồn quá. Buồn đến nỗi chị không kìm lòng được đành thốt lên lời khi ngồi khâu áo cho Khang. Chỉ riêng hình ảnh những người phụ nữ lủi thủi trôi đi trong cái nắng gay gắt của mùa hè, kéo theo chiếc bóng đổ dài xiêu vẹo trên đường cũng đủ làm lòng người nhàu nhĩ.
Quang cảm thấy bùi ngùi và anh cũng nhẹ nhõm trong lòng khi nghe vợ kể. Nhưng còn tiếng rao “Đậu phộng rang! Đậu phộng rang đây!...” của Dũng và bé Linh hôm nào nơi Bãi Cát, trong buổi chiều chia tay Ngân năm ấy, chắc Quang khó lòng quên được!
Đêm Trung thu. Trăng sáng và tròn. Trăng chậm chạp bò lên từ phương Đông, phúc hậu như khuôn mặt bà tiên trong chuyện cổ tích, rạng rỡ như cô bé Lọ Lem lần đầu bước chân vào vũ hội tưng bừng…
Hình như, sau làn khói hương quấn quýt, khuôn mặt của Chiến động đậy, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ hơn. Và mỗi lần như vậy, trong đẫm nước mắt, ký ức về làng quê thân yêu lại đột ngột ùa đến tươi trẻ, dạt dào, sống động trước mắt tôi.
O Tam nhờ Sim trồng lên đầu mộ một cây dương. Bây giờ cây dương ấy đã vút cao chẻ ra hai nhánh như hai bàn tay đang ấp ủ nâng đỡ cả bầu trời trong xanh thoảng gợi chút đám mây màu vẩy cá - Mầu mây báo hiệu mùa bão sắp đến...
Tôi yêu những con phố êm Ngàn sao lấp lánh mắt đêm đợi chờ
Tốt nghiệp bằng xuất sắc trường Báo chí, trong suốt 4 năm sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm viết báo nên ngay sau khi ra trường Hương liền trở thành phóng viên chính thức của một tờ báo danh tiếng. Cô đã hoàn thành ước mơ được đem nhiệt huyết của mình gửi gắm trong những trang báo...