Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Rạng sáng 24/2, đúng ngày đánh dấu xung đột Nga – Ukraine diễn ra tròn 2 năm, Tư lệnh Không quân Ukraine, tướng Mykola Oleshchuk thông báo việc bắn hạ một máy bay cảnh báo sớm tầm xa A-50 của Nga, trị giá khoảng 330 triệu USD.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 23/2 ra tuyên bố phủ nhận thông tin cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Bộ Quốc phòng Cộng hòa (CH) Séc ngày 23/2 thông báo đã nhận được sự hỗ trợ từ Canada, Đan Mạch và các quốc gia khác nhằm tài trợ mua gấp hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ các nước thứ 3 để gửi đến Ukraine.
Tuần qua, hạm đội tàu tên lửa của Hải quân Israel đã tiến hành một số cuộc tập trận, trong bối cảnh chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh ở phía Bắc.
Ngày 23/2, Pháp đã ký các hợp đồng bán súng bắn tỉa và đào tạo sĩ quan cho Armenia, trong bối cảnh Armenia muốn hiện đại quân đội và tăng cường năng lực phòng thủ.
Ngày 22/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn thành chuyến bay trên máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160M được nâng cấp.
Mỹ, Anh và Đức đã tán thành Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte làm người đứng đầu NATO thay cho ông Jens Stoltenberg khi liên minh quân sự này đang phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm xung đột Nga – Ukraine.
Chiều 22/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 4 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở các phái bộ tại Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Nam Sudan và khu vực Abyei.
Hải quân Mỹ ngày 21/1 xác nhận về cáo buộc liên quan đến một thủy thủ đóng quân tại Nhật Bản chuyển thông tin quốc phòng cho công dân nước ngoài.
Ngày 21/2, Công ty điện tử quốc phòng Elbit Systems của Israel đã ra mắt hệ thống máy bay không người lái đa nhiệm (UAS) có tên Hermes 650 Spark.
Theo tờ Pravda (Ukraine) ngày 21/2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không thể xác định thời gian cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine và nói chỉ cung cấp khi các phi công Ukraine đã sẵn sàng lái chúng.
Các hệ thống vũ khí không người lái là một mối đe dọa rất nguy hiểm vì chúng có thể "áp đảo hệ thống phòng thủ của tàu" bằng cách tấn công từ nhiều chiều, hướng hay còn gọi là "cuộc tấn công bầy đàn".
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 21/2, máy bay KAAN, chiến đấu cơ đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Đây là một phần trong nỗ lực của quốc gia này nhằm nâng cấp lực lượng không quân.
Không quân Mỹ cho biết quá trình huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16 sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút vì các phi công cần phải học đầy đủ các kỹ năng.
Bộ Quốc phòng Anh xác nhận một tên lửa hạt nhân Trident đã không nổ và rơi xuống biển, gần tàu ngầm đã phóng nó trong cuộc thử nghiệm vào tháng trước.
Ngày 20/2, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết các tàu chiến của nước này ở Biển Đỏ đã đánh chặn và phá hủy 2 máy bay không người lái xuất phát từ Yemen.
Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat thừa nhận nước này sẽ không thể vận hành nhiều loại chiến đấu cơ của phương Tây do các vấn đề hậu cần và cần tập trung vào tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.
Phần Lan có kế hoạch mở thêm 300 trường bắn mới để khuyến khích người dân theo đuổi sở thích này vì lợi ích quốc phòng.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 19/2, cuộc tập trận hải quân đa quốc gia quy mô lớn mang tên “Milan” kéo dài 9 ngày ở Visakhapatnam, bang Đông Nam Andhra Pradesh của Ấn Độ đã mở màn với sự tham gia của khoảng 50 lực lượng hải quân.
Một Chuẩn Đô đốc Hải quân Mỹ nhận định chiến dịch chống lực lượng Houthi ở Biển Đỏ là một trong những trận hải chiến lớn nhất mà Mỹ từng tham gia trong nhiều thập niên.