Theo dữ liệu từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), Nga hiện sở hữu khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, chiếm 47% kho dự trữ toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1.710 đầu đạn được triển khai, nhiều hơn so với con số 1.670 của Mỹ.
Ngày 19/2, Không quân Ukraine tuyên bố đã bắn hạ thêm hai máy bay chiến đấu hiện đại của quân đội Nga, nâng tổng số chiến đấu cơ của Nga bị bắn hạ trong 72 giờ lên 6 chiếc.
Tướng Sergey Rudskoy - Cục trưởng Cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, kiêm Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất - cho biết không loại trừ khả năng quân đội Ukraine sẽ tiếp tục phản công với sự hỗ trợ từ các nước phương Tây.
Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 19/2 đưa tin Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết nước này không cho phép Mỹ đặt kho vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa xuyên biên giới giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban đã gia tăng trong tuần qua cả về phạm vi và quy mô.
Các nhà thiết kế Nga đã tạo ra một phương tiện không người lái hạng nặng dưới nước, có thể hoạt động như mồi nhử để đánh lừa tàu chiến của đối phương.
Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) ngày 17/2 dẫn lời Đại sứ Nga tại Ecuador, Vladimir Sprinchan, cho biết quốc gia Nam Mỹ này đã hủy bỏ kế hoạch bán các thiết bị quân sự cũ thời Liên Xô cho Mỹ để đổi lấy các thiết bị mới trị giá 200 triệu USD. Các quan chức Mỹ từng đề nghị mua lại số vũ khí này để sau đó chuyển giao cho Ukraine.
Ngày 17/2, tập đoàn sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall thông báo đã ký thỏa thuận với một công ty của Ukraine về việc sản xuất đạn pháo tại quốc gia Đông Âu.
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây thông báo đã phê duyệt việc bán nhiều hệ thống vũ khí khác nhau cho Italy. Điều này sẽ mở đường cho hai nước khởi động đàm phán và tiến tới việc ký kết hợp đồng mua bán cụ thể.
Ngày 17/2, Iran đã ra mắt hai loại vũ khí mới trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng khi Houthi thực hiện một loạt cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Mỹ, Anh và Israel ở Biển Đỏ để thể hiện tình đoàn kết với Hamas ở Dải Gaza.
Theo hãng thông tấn chính thức của Iran (IRNA), ngày 17/2, Iran đã cho ra mắt hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arman và hệ thống phòng không tầm thấp Azarakhsh do nước này tự chế tạo.
Tình báo quân đội Israel đã chuyển một báo cáo tới các nhà lãnh đạo nước này cảnh báo rằng ngay cả khi Tel Aviv tiêu diệt được Hamas trong vai trò lực lượng quân sự có tổ chức ở Gaza thì lực lượng này vẫn có thể tồn tại như một nhóm khủng bố và du kích.
Lực lượng vũ trang Ukraine đã tuyên bố rút quân khỏi thị trấn trọng điểm Avdiivka ở vùng Donetsk.
Ngày 16/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký một thỏa thuận an ninh với Pháp, chỉ vài giờ sau khi ký một thỏa thuận tương tự với Đức được Thủ tướng Olaf Scholz ca ngợi là một "bước đi lịch sử" trong nỗ lực thúc đẩy viện trợ cho Kiev.
Theo một tổ chức nghiên cứu Đức, tương lai của viện trợ quân sự từ Washington cho Kiev vẫn chưa chắc chắn, khiến hậu thuẫn từ Liên minh châu Âu (EU) trở thành lựa chọn chính duy nhất của Ukraine trong xung đột với Nga ở thời điểm này.
Thủy quân lục chiến Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận mùa Đông chung trong khuôn khổ chương trình tập trận song phương thường kỳ.
Nga đang sở hữu các phương tiện hiệu quả để đánh chặn các vệ tinh của đối phương, bao gồm các loại vũ khí được chế tạo theo nguyên tắc vật lý mới.
Israel khẳng định các động thái của nước này tại Gaza nhằm mục đích chính là tiêu diệt lực lượng Hamas. Tuy nhiên, khi số người dân thường thương vong tiếp tục gia tăng ở Gaza, trên toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Israel.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 15/2, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair cho biết Chính phủ nước này sẽ mua các hệ thống phòng không và chống máy bay không người lái với giá khoảng 273,5 triệu CAD để tăng cường cho lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Canada chỉ huy tại Latvia nằm sát biên giới với Nga.
Phóng viên TTXVN tại Nam Phi dẫn thông báo của Lực lượng Phòng vệ quốc gia nước này (SANDF) ngày 15/2 cho biết có 2 binh sĩ Nam Phi thiệt mạng và 3 người khác bị thương trong vụ tấn công bằng súng cối vào căn cứ của lực lượng này tại CHDC Congo vào chiều 14/2.
Chính phủ Hà Lan đang khẩn trương kháng cáo phán quyết của tòa án nước này vốn sẽ khiến việc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây trên toàn cầu bị đình trệ.