Sự 'khó đoán' của Tổng thống Nga Putin với phương Tây

Moskva báo hiệu rằng họ đang rút một số binh sĩ đóng quân gần biên giới, nhưng đồng thời tăng cường thúc đẩy công nhận các khu vực đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Theo Politico.eu, vốn luôn là người khó hiểu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi những tín hiệu trái chiều vào ngày 15/2 về việc liệu Moskva có rút khỏi bờ vực của một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Ukraine hay không.

Chú thích ảnh
Xe tăng Nga chuẩn bị rút khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine. Ảnh: EPA

Trong một động thái làm giảm căng thẳng, Tổng thống Nga thừa nhận quân đội nước này đã quyết định "rút một phần" binh sĩ trong số hơn 100.000 quân đóng ở gần biên giới với Ukraine. Tuy nhiên, đồng thời, Quốc hội Nga đã nỗ lực thúc đẩy công nhận hai khu vực đòi độc lập ở miền Đông Ukraine - một động thái có thể ảnh hưởng đến việc làm giảm leo thang trên phạm vi rộng hơn. 

Điều này có thể coi là sự khó đoán, có chủ ý của ông Putin với các đồng minh phương Tây, trong bối cảnh Nga yêu cầu rút đáng kể lực lượng NATO khỏi Đông Âu. Ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết  một số đơn vị Nga đã “bắt đầu rút quân", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng có cơ sở để lạc quan thận trọng về thông điệp ngoại giao mới nhất của Moskva, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào về việc Nga rút vũ khí hạng nặng của mình.

Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga không khơi mào cho một cuộc chiến với Ukraine, nhưng ông cũng không có dấu hiệu lùi bước trước yêu cầu của Moskva rằng: các nước phương Tây phải đàm phán đảm bảo an ninh cho Nga về sự mở rộng của họ về phía Đông của NATO và việc Liên minh quân sự này triển khai lực lượng và khí tài quân sự trên khắp Trung và Đông Âu.

“Chúng ta có muốn có chiến tranh không? Dĩ nhiên là không. Chúng tôi đã chuyển đề xuất về một quá trình đàm phán mà kết quả của nó phải là đảm bảo an ninh bình đẳng cho tất cả các bên, trong đó có Nga. Thật không may, Moskva vẫn chưa nhận được câu trả lời thực chất, mang tính xây dựng về các đề xuất của mình”, ông Putin nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đang ở Moskva để thảo luận về căng thẳng quân sự leo thang tại châu Âu.

Đáp lại, ông Scholz cho biết việc NATO mở rộng thêm về phía Đông không phải là một viễn cảnh sắp xảy ra. Ông Putin đã đặc biệt yêu cầu đảm bảo rằng Ukraine và Gruzia sẽ không bao giờ gia nhập NATO.

Những động thái trên cho thấy bắt đầu có dấu hiệu giảm leo thang cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Tuy nhiên, trọng tâm ngoại giao dường như đang chuyển sang khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine, nơi những người đòi độc lập muốn lập ra “nước cộng hòa nhân dân” tự trị.

Cùng ngày (15/2), các nhà lập pháp tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc gửi kiến nghị trực tiếp tới ông Putin yêu cầu công nhận các khu vực Donetsk và Luhansk là các nước cộng hòa tự trị. Điện Kremlin cho biết chưa có quyết định chính thức nào về yêu cầu này.

Việc công nhận các khu vực này là độc lập có thể sẽ làm giảm động lực cho các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các đồng minh phương Tây và Nga về thực hiện Thỏa thuận Minsk. Nga và Ukraine đã ký một loạt các thỏa thuận vào năm 2014 và 2015, đảm bảo các khu vực này sẽ vẫn là một phần của Ukraine, mặc dù có “tình trạng đặc biệt”.

Trong khi các thỏa thuận thất bại trong việc ngăn chặn cuộc xung đột kéo dài ở Donbass - Moskva và Kiev bất đồng gay gắt về việc thực hiện chúng - các nhà lãnh đạo phương Tây cho rằng việc khôi phục các thoả thuận Minsk có thể là cơ sở khả thi để giảm leo thang.

Sau cuộc bỏ phiếu của Duma Quốc gia Nga, các đồng minh phương Tây cảnh báo phản đối bất kỳ sự công nhận độc lập nào, cho rằng điều đó có thể phá vỡ các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra.

“Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là sự vi phạm lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine một lần nữa”, ông Stoltenberg nói. Thủ tướng Đức Scholz cũng đưa ra quan điểm tương tự tại cuộc họp báo với ông Putin: “Điều đó sẽ vi phạm các thỏa thuận Minsk. Đó sẽ là một thảm họa chính trị", lưu ý rằng chỉ khi tất cả các bên “tôn trọng” thỏa thuận, “chúng ta mới có thể tiến lên”.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Politico)
Đằng sau động thái Nga rút quân khỏi khu vực biên giới gần Ukraine
Đằng sau động thái Nga rút quân khỏi khu vực biên giới gần Ukraine

Giữa lúc phương Tây cảnh báo rằng Nga có thể sắp tấn công Ukraine thì Nga lại thông báo rút một số binh sĩ khỏi khu vực gần biên giới với Ukraine. Động thái này đã gây "bão" trên truyền thông thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN