“Serbia hiện là một trong số ít quốc gia có chính sách riêng. Đó là độc lập và tự do trong tư tưởng”, ông Vucic cho biết trong bài phát biểu trước người dân ở Sokobanja hôm 28/4. “Chừng nào tôi còn là tổng thống, điều này sẽ còn kéo dài thêm 4 năm nữa, và với tư cách là tổng thống, tôi đảm bảo rằng Serbia sẽ không gia nhập NATO hay bất kỳ khối quân sự nào khác. Serbia sẽ nỗ lực duy trì trạng thái trung lập về quân sự và tự bảo vệ nền tự do của đất nước. Đây là lựa chọn của chúng ta”, ông Vucic kết luận.
Trước đó, ông Vucic nhấn mạnh rằng các nước phương Tây đã nhắc tới Nga khi kêu gọi Serbia gia nhập NATO. Ông Vucic tuyên bố Serbia không thể tham gia liên minh này vì "NATO đe dọa Belgrade”.
Trong động thái đáng chú ý, trước đó, Serbia cảnh báo có thể thay đổi lập trường về sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, sau khi Kiev bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn yêu cầu xin gia nhập Hội đồng châu Âu của Kosovo.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic tuyên bố: “Tôi phải nói rằng, Ukraine đã làm chúng tôi ngạc nhiên. Toàn bộ câu chuyện này liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ. Các bạn có biết Serbia đã nỗ lực bao nhiêu để bỏ phiếu cho tất cả các nghị quyết, để lên án hành vi vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine? Chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của chúng tôi trong tương lai về sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia đó”.
Serbia, nước có quan hệ gần gũi với Nga, đã phản đối phương Tây áp trừng phạt Moskva vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, nước này không tán thành việc dùng vũ lực, đồng thời nhấn mạnh đến việc phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.