Các công tố viên tại thành phố Novi Sad của Serbia vừa bắt giữ 11 người, trong đó có nhiều quan chức, liên quan đến vụ sập mái nhà ga đường sắt trong tháng 11 này, khiến 15 người thiệt mạng và dẫn tới làn sóng biểu tình.
Đài truyền hình công cộng quốc gia RTS đưa tin ngày 20/11, Bộ trưởng Thương mại Nội địa và Quốc tế Serbia Tomislav Momirovic đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Milos Vucevic.
Serbia chuẩn bị gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga, kéo dài sự phụ thuộc vào nguồn cung của Moskva giữa bối cảnh EU nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc năng lượng từ Nga. Dù có kế hoạch bổ sung nguồn cung từ Azerbaijan và phát triển năng lượng tái tạo, Serbia vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn khí đốt Nga.
Trong buổi phát sóng trực tiếp ngày 4/11, ông Vesic cho biết sẽ chính thức đệ đơn từ chức Bộ trưởng Xây dựng, Giao thông và Hạ tầng lên Thủ tướng Serbia vào sáng hôm sau.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 3/11, hàng nghìn người Serbia đã xuống đường biểu tình ở thủ đô Belgrad sau vụ tai nạn nghiêm trọng hôm 1/11 ở nhà ga đường sắt Novi Sad.
Chính phủ Serbia đã tuyên bố ngày 2/11 là ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ sập mái nhà ga xe lửa ở thành phố Novi Sad.
Theo thông tin mới nhất từ truyền thông Serbia, ít nhất 8 người đã thiệt mạng trong sự cố sập mái nhà ga ở thành phố Novi Sad, miền Bắc nước này.
Ngày 1/11, một phần mái che ngoài trời tại nhà ga ở thành phố Novi Sad (miền Bắc Serbia), đã bất ngờ sập xuống, khiến nhiều người bị thương.
Chính phủ Croatia có kế hoạch tái áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chỉ kéo dài trong hai tháng, và Serbia tái áp dụng với chế độ kéo dài 75 ngày.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định rằng Nga đang nắm quyền chủ động trong cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi phương Tây ngày càng gặp khó khăn trong việc tài trợ cho Kiev.
Doanh nghiệp công nghệ Google đang cập nhật hình ảnh Street View tại gần 80 quốc gia, chẳng hạn như Australia, Brazil, Đan Mạch, Nhật Bản, Philippines, Rwanda, Serbia, Nam Phi...
Ngày 22/9, cảnh sát Serbia cho biết đã di dời an toàn một quả đạn pháo nặng gần 300 kg sót lại từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Chính phủ Serbia đã nhất trí khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đã bị sau 14 năm không áp dụng.
Bản tin nóng thế giới sáng 15/9 có những nội dung sau đây: - Cựu tổng thống Nga cảnh báo VKHN có thể biến Kiev thành ‘điểm xám tan chảy khổng lồ’; - Hezbollah bắn 55 quả đạn pháo vào miền Bắc Israel; - Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ nghi phạm tấn công khủng bố liên quan IS; - Tổng thống Serbia muốn khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Để khơi thông tuyến đường thủy trên sông Danube, các cơ quan chức năng của Serbia đã thực hiện chiến dịch trục vớt xác các tàu chiến của Đức quốc xã vốn bị chính lực lượng này đánh chìm trong lúc rút chạy khỏi Hồng quân Liên Xô về phía Tây.
Từ ngày 1/9, Hải quan Hong Kong (Trung Quốc) sẽ mở rộng Chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển theo Hiệp định thương mại tự do đối với hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc đến Việt Nam và Nicaragua qua Hong Kong, cũng như hàng hóa quá cảnh từ Serbia đến Trung Quốc qua Hong Kong.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Phó Thủ tướng Serbia, ông Aleksandar Vulin, ngày 31/8 tuyên bố việc nước này ký thỏa thuận mua máy bay Rafale của Pháp sẽ không tác động tiêu cực đến quan hệ Belgrade-Moskva và phản ứng của lãnh đạo Nga đối với thỏa thuận này khẳng định thái độ tôn trọng của Moskva đối với nước cộng hòa ở vùng Balkan.
Ngày 29/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết nước này đã ký thỏa thuận mua 12 máy bay chiến đấu Rafale của Tập đoàn Dassault Aviation (Pháp).
Mặc dù Serbia duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga và từ chối thực hiện các lệnh trừng phạt mà EU áp với Moskva, Pháp vẫn hy vọng củng cố quan hệ chiến lược với Serbia. Thương vụ này có thể giúp Pháp khẳng định vai trò tại Balkan và hiện đại hóa quân đội Serbia.
Nhà chức trách Bosnia và Herzegovina cho biết số người thiệt mạng trong vụ lật thuyền chở người di cư ở một con sông giữa biên giới nước này với Serbia hôm 22/8 đã tăng lên 12 người, sau khi người dân địa phương tìm thấy thêm một thi thể.