Tình hình Ukraine tiếp tục xấu đi. Mỹ và phương Tây thì cũng đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với Nga. Tuy nhiên, quan điểm của phương Tây dường như không mạnh mẽ, còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Lý do là: Việc tái lập trật tự và diệt trừ phái cực hữu ở Ukraine chỉ có thể thực hiện được với sự tham gia của Nga. Nỗi lo cực hữuGregor Gysi, Chủ tịch đảng Cánh tả Đức nhìn nhận, những kẻ phát xít sẽ không bao giờ từ bỏ dù là một phần nhỏ nhất của quyền lực đánh được. Còn Oleg Tsarev, Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine thuộc đảng Các Khu vực thì nói rằng: Không ai, kể cả bà Tymoshenko hay ông Yatsenyuk cùng với đội ngũ của mình, có thể kiểm soát được cực hữu. Quân đội và an ninh thì mất ý chí chiến đầu, chính phủ tạm quyền không điều khiển được “Maidan” (người nổi loạn) và đứng trước khả năng sẽ sụp đổ.
Một phần tử cực hữu đứng cạnh hòm quyên góp tiền bên ngoài trụ sở chiếm được tại Kiev. Ảnh: AP |
Ông Tsarev bình luận: Lịch sử cho thấy rằng, một lực lượng chính trị lên nắm quyền qua một cuộc đảo chính thường liền sau đó bị thay thế bởi một thế lực khác cực đoan hơn. Đã xuất hiện bằng chứng về sự rạn nứt trong chính quyền Kiev. Khi Thủ tướng tạm quyền Yatseniuk nói về việc tạo lập một quan hệ láng giềng tốt đẹp với Nga, thì Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh Paruby (một người theo tư tưởng cực hữu) lại công khai quan điểm chống Nga. Liệu phương Tây sẽ tái lập trật tự? Quyền lực mù mờ, câu hỏi đặt ra là ai sẽ diệt trừ những phần tử phát xít mới”. Một số nhà khoa học chính trị đã kêu gọi Mỹ, châu Âu chia sẻ trách nhiệm chống phát xít, cực hữu với Nga.
Đến nay, Ukraine vẫn chưa nhận tài trợ nào từ phương Tây, đàm phán thì vẫn cứ tiếp tục, nhưng tiền chưa đến. Điều này có thể là do Washington và Brussels chưa thỏa mãn với chính quyền mới ở Kiev. Một vài vị trí, trong đó có các chức vụ quyền lực, đã về tay những người mà phương Tây không muốn bắt tay. Tình hình sẽ rõ hơn xem liệu phương Tây không thể đánh cược vào nhóm cực đoan, như trường hợp ở Syria. Đó hẳn là một phần lý do buộc cả Mỹ và NATO đều chưa sẵn sàng viện trợ quân sự cho Ukraine, vì lo ngại số vũ khí kia chẳng biết sẽ bị các phần tử quá khích sử dụng vào mục đích gì. Phương Tây đang rối bời trong việc thay đổi quan điểm công chúng trên toàn thế giới. Israel là nước đầu tiên đưa ra cảnh báo về mối đe dọa phát tán chủ nghĩa phát xít ở Ukraine. Sức mạnh vận động hành lang của Tel Aviv cũng hết sức mạnh mẽ đặc biệt là ở Mỹ, Pháp. Quan ngại cũng xuất hiện ở Đức: Bà Merkel liên tục gọi điện cho Tổng thống Putin, điều mà bà bị Quốc hội Đức chỉ trích.
Mối quan tâm của cả phương Tây và Nga?Không chấp nhận phe cực hữu trong nền chính trị ở Kiev dường như là điểm chung của cả Nga và phương Tây. Bài Nga là quan điểm mà phái dân tộc cực hữu (nhóm Right Sector) không ngần ngại thể hiện. Ngay sau khi được thành lập, dưới sức ép của cánh chính trị này, chính quyền lâm thời ở Kiev đã buộc phải có có các quyết định đi ngược lại lợi ích của Nga, rõ nhất là việc không công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức tại các khu vực có đông người Nga sinh sống.
Không giấu giếm, lãnh đạo cực hữu Ukraine Dmitry Yarosh hôm 16/3 phát biểu: “Nga đang kiếm tiền bằng việc đưa dầu tới phương Tây bằng đường ống của chúng ta. Chúng ta sẽ phá hủy các đường ống và tước đoạt nguồn thu của kẻ thù”. Nhân vật này cũng kêu gọi người ủng hộ cầm vũ khí chống lại Nga, nếu như bên không đạt được một giải pháp ngoại giao. Đối với châu Âu, sự nổi lên của các xu hướng cực hữu và phát xít mới luôn là một chủ đề rất nhạy cảm trong nền chính trị của lục địa già và nó hầu như không được chấp nhận. Đó là điểm khởi nguồn cho việc Moskva đưa ra các quyết định liên quan đến Crimea nhằm bảo vệ kiểu dân Nga.
Thủ lĩnh nhóm Cánh hữu (Right Sector) Ukraine Dmitry Yarosh (giữa) dọa tấn công các đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: Reuters
|
Vấn đề đặt ra là ai sẽ tạo lập ổn định? Câu trả lời là gì đi nữa thì cũng không thể bỏ qua vai trò của Nga. Một nguồn tin thân cận với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko chia sẻ với tờ Pravda rằng: “Thời khắc mà chúng ta phải chấp nhận một vài chiến dịch gìn giữ hòa bình tại Ukraine đang đến gần, có khả năng là vào mùa thu, sự can dự này sẽ ngày một rõ”. Và Nga thì cũng sẵn sàng cho một chiến dịch như vậy, được minh chứng bằng một quan điểm quyết đoán của Tổng thống Putin và nhiều hành động của chính quyền Nga. “Tôi không mải nghĩ về một cuộc chiến tranh. Chúng tôi không định giao chiến với Ukraine và người dân Ukraine - tôi muốn mọi người hiểu rõ điều đó. Nếu chúng tôi ra một quyết định, đó chỉ là để bảo vệ công dân Ukraine”, ông Putin từng nói.
Đã xuất hiện một động thái đáng chú ý: một thủ lĩnh phái cực hữu vừa mới bị chính quyền Ukraine tiêu diệt. Sáng ngày 25/3, Bộ Nội vụ Ukraine chính thức thông báo, A. Muzychko, một thủ lĩnh nhóm Right Sector, đã bị lực lượng an ninh nước này bắn hạ “do chống cự lại cảnh sát trong quá trình bắt giữ”. Thứ trưởng tạm quyền Bộ Nội vụ Ukraine Vladimir Evdokimov cho biết thêm, gần đây, Muzychko đã có nhiều tuyên bố và hành động thách thức chính quyền ở thành phố Rovno. Ngay sau đó, Right Sector tuyên bố sẽ có hành động trả thù cho cái chết của Muzychko.
Hoài Thanh (
Tổng hợp)