Các khu vực đất được bảo vệ bao phủ gần 17% bề mặt Trái Đất

Theo phóng viên TTXVN tại New York, báo cáo do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố ngày 19/5, cho biết diện tích đất được bảo vệ trên Trái Đất đã tăng lên hàng triệu km2 kể từ năm 2010, bao phủ gần 17% bề mặt Trái Đất.

Chú thích ảnh
Rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: imgkid.com

Theo báo cáo, diện tích đất được bảo vệ tăng thêm 2 triệu km2, qua đó thế giới tiến gần hơn đến một trong những mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị Công ước về đa dạng sinh học được tổ chức năm 2010 ở tỉnh Aichi (Nhật Bản). Báo cáo dẫn lời Giám đốc điều hành của UNEP Inger Andersen nêu rõ: "Đây là một thành quả ấn tượng, chúng ta cần chúc mừng chính phủ các nước đã tiến xa. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng vẫn còn nhiều việc phải làm".

Báo cáo trên đề cập hàng loạt biện pháp đã được thực hiện nhằm đáp ứng Mục tiêu 11 tại hội nghị Aichi - kêu gọi bảo vệ 17% diện tích đất và 10% diện tích môi trường biển của Trái Đất vào năm 2020. Báo cáo cũng đặt nền tảng cho một khuôn khổ mới nhằm bảo vệ thiên nhiên, sẽ được quyết định tại Hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới tại Côn Minh, Trung Quốc.

Cũng theo báo cáo của UNEP và IUCN, các công viên, khu bảo tồn và các khu vực tập trung vào việc bảo tồn khác chiếm 16,64% tổng diện tích Trái Đất. Các chuyên gia xây dựng báo cáo nhận định các nỗ lực nhằm xác định tất cả các vùng đất hiện do tư nhân hoặc các cộng đồng bản địa bảo vệ và quản lý, chắc chắn sẽ nâng tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ vượt qua mức 17% trong Mục tiêu 11 của hội nghị Aichi. Trong khi đó, mặc dù độ bao phủ của các khu bảo tồn trên các vùng biển đã tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2010, đạt 28,1 triệu km2, nhưng các khu bảo tồn biển vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng bảo vệ 10% diện tích môi trường biển trên toàn thế giới theo mục tiêu đã đặt ra.

Báo cáo lưu ý một số khu bảo tồn đáp ứng tốt việc bảo vệ đa dạng sinh học và sinh thái hơn những khu bảo tồn khác, nhấn mạnh các khu bảo tồn là "những mảnh ghép quan trọng" để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu vì chúng lưu giữ khoảng 1/5 lượng khí carbon trong đất.

Hữu Thanh (TTXVN)
LHQ nhấn mạnh vai trò của người bản địa trong bảo vệ rừng ở Mỹ Latinh, Caribe
LHQ nhấn mạnh vai trò của người bản địa trong bảo vệ rừng ở Mỹ Latinh, Caribe

Ngày 25/3, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Quỹ phát triển người bản địa Mỹ Latinh và Caribe (FILAC) công bố báo cáo dựa trên việc xem xét hơn 300 nghiên cứu cho biết, các dân tộc bản địa gắn bó với châu Mỹ Latinh cho đến nay vẫn là những người bảo vệ rừng tốt nhất trong các khu vực, với tỷ lệ phá rừng trên lãnh thổ thấp hơn tới 50% so với các nơi khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN