Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Trong 30 phút cuối chiều 10/1, cổ phiếu bất động sản bất ngờ gặp lực bán chốt lãi lớn, nhiều cổ phiếu đang từ mức giá trần chuyển về giá sàn, Vn-Index bất ngờ mất gần 25 điểm cuối phiên.
Năm 2021, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giữ vững vị trí là tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhất, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đã đề ra; đồng thời, tiếp tục là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp niêm yết có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước với số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng.
Không chỉ đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II (phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel), xa hơn là Basel III, các ngân hàng dồn dập tăng vốn nhằm gia tăng nguồn vốn trung - dài hạn.
Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh vốn ưu đãi ra thị trường như: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, Sacombank ACB…
Chứng khoán Mỹ đã kết thúc phiên 7/1 trong sắc đỏ với cả ba chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm khá mạnh trong tuần qua, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ tháng 12/2021 thấp hơn nhiều so với ước tính của thị trường.
Trong khi hàng loạt ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 thì thanh toán điện tử (E-payment) nói chung và ví điện tử (E-wallet) nói riêng lại có cơ hội bứt phá vượt trội. Nhiều chuyên gia tài chính đánh giá, ví điện tử càng phát triển mạnh mẽ và sẽ trở thành siêu ứng dụng trong tương lai.
Theo điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) mới đây do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, từ nay tới tháng 6/2022, các ngân hàng dự kiến tiếp tục siết chặt dòng vốn vào lĩnh vực rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán…
Chỉ trong tháng 12/2021, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 2,8% so với tháng liền trước. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, tín dụng tăng 2% so với tháng 11/2021.
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay 6/1 diễn biến sôi động khi thanh khoản tiếp tục tăng so với phiên trước đó và VN-Index lên mốc cao mới.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết: Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi 74.000 tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID- 19.
Sáng 6/1, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính ngân sách nhà nước năm 2021, triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và chỉ đạo hội nghị.
Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ra mắt dịch vụ, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đã hoàn thành kết nối 34 ngân hàng thành viên, chiếm 90% thị phần cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh Napas247.
Chiều 30/12, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ ngày 15/7 đến 30/11/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 chiều 29/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu toàn ngành cần triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Dưới tác động của COVID-19, năm 2021 được xem là cú huých tạo đà cho quá trình số hoá toàn xã hội, tạo tiền đề cho sự vươn lên mạnh mẽ của lĩnh vực Fintech (công nghệ trong tài chính) toàn cầu. Đây cũng là năm chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường Việt Nam khi lượng người dùng dịch vụ tài chính số tăng cao, thúc đẩy sự phát triển đa dạng của Fintech.
Ngày 28/12, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, nhu cầu rút tiền mặt tại cây ATM dịp cuối năm sẽ không lớn như mọi năm.
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết: Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, nhưng tín dụng vẫn tăng từ đầu năm và cao hơn so cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 22/12, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2020.
Kết thúc phiên sáng 28/12, VN-Index tăng 9,89 điểm (+0,66%), lên 1.498,77 điểm với 262 mã tăng và 182 mã giảm.
Kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 27/12, TTCK đã có sự phục hồi tích cực. Trong đó, cổ phiếu bất động sản và ngân hàng là động lực chính nâng đỡ thị trường, giúp VN-Index tăng gần 12 điểm, lên gần 1.489 điểm; HNX-Index tăng 3,8 điểm lên gần 500 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 934 triệu cổ phiếu, tương đương 26.775 tỷ đồng.
Tại Hội nghị tổng kết ngành Hải quan ngày 27/12, đại diện Tổng cục Hải quan (TCHQ) cho biết: Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021 ước đạt 370.000 tỷ đồng, bằng 117,46% dự toán thu NSNN là 315.000 tỷ đồng, bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.