Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Tạm kết thúc phiên sáng 25/1, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà giảm sâu trên cả 2 sàn HoSE và HNX. Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn bị bán tháo, còn nhóm chứng khoán đã cân bằng trở lại sau phiên giảm hàng loạt ngày 24/1.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBCK về việc hủy 7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần ASA (CTCP ASA) từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của CTCP ASA; đồng thời khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại ASA và các đơn vị liên quan".
Đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày 24/1, VN-Index đóng cửa với mức giảm sâu hơn 33 điểm còn 1.439,71 điểm. HNX-Index có diễn biến tương tự khi đóng cửa, chỉ còn 400,76 điểm, mất hơn 17 điểm.
Mở cửa phiên sáng 24/1, thị trường có sự thận trọng khi thanh khoản duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, sắc đỏ càng lan rộng ở các nhóm ngành. Rất may, nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngược dòng giúp VN-Index thu hẹp khoảng cách giảm điểm.
Theo quan sát của phóng viên TTXVN, hiện vẫn chưa xảy ra tình trạng người dân xếp hàng dài rút tiền mặt tại các máy ATM dù Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã cận kề. Trong khi đó, giao dịch trực tuyến trên các ứng dụng ngân hàng lại gặp khó khăn, thường xuyên chập chờn, nghẽn mạng.
Theo Tổng cục Thuế, chỉ tính riêng các “ông lớn” như: Facebook, Google, Microsoft, số thuế nộp ngân sách đã vượt con số 1.000 tỷ đồng mỗi năm.
Phát biểu tại Hội nghị Nhóm Đối tác tài chính công diễn ra chiều ngày 21/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong nhiều năm qua, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và các nhà tài trợ đã đóng góp tích cực và thiết thực vào các đột phá chiến lược của ngành tài chính như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính công, đổi mới các quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cán bộ.
Kết thúc phiên giao dịch chiều 18/1, chỉ số VN-Index giảm 13,9 điểm, tương đương 0,96%, xuống 1.438,94 điểm do bị tác động tiêu cực của 2 nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản. Thanh khoản cạn kiệt do nhiều cổ phiếu ở trạng thái "trắng bên mua".
Áp lực bán các nhóm cổ phiếu đã xuất hiện khá sớm ngay từ đầu phiên. Kết thúc giao dịch phiên sáng 18/1, Vn-Index tiếp tục rời xa mốc 1.450 điểm, giảm mạnh nhất trong 5 tháng qua, mất 8,21 điểm (-0,57%). Theo nhiều chuyên gia chứng khoán, áp lực bán trên thị trường đến từ ngày 17 và sáng 18/1 đến từ việc bán giải chấp các cổ phiếu đầu cơ.
Thời gian qua đã xảy ra một số sai phạm trong hoạt động thẩm định giá, trong đó, đã có thẩm định viên về giá hành nghề bị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các cục thuế điều tra xử nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế, nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước (NSNN).
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: Tính đến nay đã có trên 70% doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định áp dụng hóa đơn điện tử. Đây là tiền đề để triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh.
Kết thúc phiên chiều 13/1, thị trường chứng khoán có dấu hiệu bị bán mạnh khiến VN-Index “bốc hơi” 14,46 điểm (0,96%) về mức 1.496,05 điểm. Thị trường nhuộm trong sắc đỏ khi số mã giảm chiếm áp đảo.
Trong phiên giao dịch sáng 13/1, dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.
Chiều 12/1, thị trường chứng khoán đã có phiên điều chỉnh sau buổi sáng giảm mạnh. Nhóm ngân hàng và chứng khoán là lực đỡ giúp thị trường tăng mạnh vào cuối phiên.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 12/1, thị trường chứng khoán tiếp tục đỏ sàn do lực bán mạnh trong khoảng thời gian đầu phiên với độ rộng thị trường gần 500 mã giảm và 220 mã tăng.
Phiên giao dịch chiều 11/1 diễn ra với áp lực bán tăng mạnh khiến các chỉ số chìm sâu trong sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, thép… đều giảm sâu.
Tối 10/1, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã ra thông báo phản hồi về sự cố nghẽn lệnh trong phiên giao dịch chiều cùng ngày.
Ngày 10/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) phối hợp 2 ngân hàng là NCB và Nam Á triển khai phương thức thanh toán trực tuyến bằng mã VietQR trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong lúc thị trường chứng khoán đảo chiều lao dốc mạnh trong phiên chiều 10/1, nhiều nhà đầu tư đã "khóc dở, mếu dở" khi phải giao dịch trong tình trạng “bịt mắt” do xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).