Sau giai đoạn chững lại vào tháng 10, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu tháng 11 đến nay.
Kênh trái phiếu doanh nghiệp bị tắc, vốn đầu tư công chậm giải ngân, vốn vay ngân hàng không dễ tiếp cận… đang khiến dòng tiền của nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong mùa cao điểm trước Tết Nguyên đán.
Theo Tổng cục Thuế, tiền nợ thuế tại thời điểm 30/11/2022 tăng so với thời điểm 31/12/2021 một phần do ảnh hưởng của COVID-19; kèm theo thiên tai, bão lũ gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Sau nhiều ngày mong chờ, Ngân hàng Nhà nước đã nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room) trên toàn hệ thống, nâng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 lên thành 15,5 - 16% so với mục tiêu đầu năm là 14%.
Thời gian qua, hoạt động bán đấu giá tài sản đảm bảo, đấu giá khoản nợ để thu hồi vốn liên tục được các ngân hàng đẩy mạnh trong bối cảnh nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa yêu cầu 5 địa phương phải tập trung các giải pháp khắc phục những tồn tại, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công tháng còn lại của năm 2022, nhất là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, gỡ nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công hiện nay.
Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục tăng cao, việc giảm lãi suất cho vay từng được giới chuyên gia đánh giá là khó khả thi. Nhưng đến nay, đã có nhiều ngân hàng công bố giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng dịp cuối năm.
Sau liên tiếp hai phiên giảm, tạm dừng phiên sáng 8/12, VN-Index tăng 27,31 điểm (2,62%) lên 1.068,33 điểm. Tâm lý hưng phấn giúp thanh khoản cải thiện. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt hơn 9.000 tỷ đồng.
Sau 5 phiên VN-Index tăng liên tiếp gần đây với tổng mức tăng 10,8% và thanh khoản được cải thiện, tới chiều 6/12, VN Index lại “bốc hơi” 45 điểm (tương đương 4,11%) xuống 1.048,69 điểm. Sắc đỏ trải đều trên bảng điện tử với 391 mã giảm, trong đó có 93 mã giảm sàn.
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.048,42 điểm, tăng 1,99% so với tháng 10 nhưng giảm 30,03% so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, thanh khoản và khối lượng giao dịch trên sàn HoSE cũng tăng so với tháng trước đó.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Nguồn thu từ nhà đất đã có những dấu hiệu chững lại và sụt giảm qua các tháng gần đây, nhiều địa phương báo cáo tỷ lệ bỏ cọc đấu giá đất tăng cao.
Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại liên tục tăng nhanh trong vòng 2 tháng qua kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hàng loạt mức lãi suất điều hành. Nhiều ngân hàng đang niêm yết lãi suất tương đối cao từ 10-11%/năm cho các kỳ hạn dài và có khả năng sẽ tiếp tục tăng.
Nhằm ứng phó những biến động tỷ giá, làn sóng lạm phát diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành và nới biên độ tỷ giá từ từ mức ±3% lên ±5%.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ lãi suất, giúp các đối tượng này phục hồi, phát triển sau đại dịch COVID-19. Thế nhưng sau nửa năm thực hiện, việc tiếp cận vốn vay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn khi lãi suất tăng, room tín dụng cho doanh nghiệp thắt chặt hơn, cùng đó là trở ngại từ các điều kiện, thủ tục vay.
Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng.
Lãi suất là một trong những công cụ điều hành của chính sách tiền tệ được sử dụng trong việc kiểm soát lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Lãi suất huy động tháng 12 của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh lên mức cao. Tuy lãi suất 11%/năm hiện không còn nhưng mức trên 10%/năm vẫn có và lãi suất cao nhất trên 9%/năm khá phổ biến.
Trong phiên giao dịch chiều 2/12, thị trường tăng mạnh mẽ nhờ dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán trong 1 giờ đầu tiên. Điều này đã kéo hàng loạt các chỉ số khác tăng mạnh theo, VN-Index theo đó cũng bức phá, tăng hơn 43 điểm, nâng chỉ số lên gần mốc 1.100 điểm.
Chỉ còn một tháng nữa bước qua năm 2023, room tín dụng cho nền kinh tế sẽ tự động thiết lập hạn mức mới vào đầu năm. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản lại vừa đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần tín dụng thêm 1%, nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15% trong bối cảnh thanh khoản cạn kiệt để hỗ trợ cho nền kinh tế trong tháng 12/2022.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đồng loạt tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023 và các nền kinh tế đang phát triển, mới nổi sẽ đối mặt với khủng hoảng tài chính.