Nga, phương Tây và thế giương cung của Trung Quốc

Trong lịch sử, Nga đã cứu châu Âu trước cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ đến từ phương Đông trong thế kỷ XIX. Điều này đã được ghi nhận trong sử sách. Ngày nay, các sử gia Trung Quốc cho rằng Nga đã và đang ngăn chặn bước tiến của phương Tây sang phương Đông.

Mặc dù Bắc Kinh tỏ ra trung lập trong câu chuyện Ukraine, song thực chất, giới quân sự Bắc Kinh hoàn toàn tán đồng hành động của Điện Kremlin. Theo các chuyên gia, trên thực tế, Trung Quốc chính là người chiến thắng duy nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine ở vị thế "ngư ông đắc lợi".

Binh sĩ Ukraine tại khu vực chiến sự ở ngoại ô Mariupol ngày 5/9. Ảnh: AFP-TTXVN


Ngày 6/9, phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm New Zealand, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi các bên tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn và giải quyết xung đột tại miền Đông Nam Ukraine bằng các giải pháp chính trị. Đây có lẽ là lầu đầu tiên, Trung Quốc công khai lên tiếng kể từ khi đất nước Ukraine rơi vào cảnh hỗn loạn từ gần một năm qua.

Ông Vương Nghị cũng không quên nhấn mạnh rằng cần phải tổ chức các cuộc đối thoại toàn diện giữa các dân tộc và vùng lãnh thổ của Ukraine. Hơn thế, đối thoại cũng hết sức cần thiết để giải quyết căng thẳng giữa Ukraine với các nước láng giềng, đặc biệt là với Nga. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng hoan nghênh đề xuất hòa bình của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), phụ trương của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nêu ra câu hỏi: Thái độ nói trên của Trung Quốc liệu có thể được hiểu là nước này đứng về phía Nga? Global Times thường xuyên đăng tải các ý kiến, nhận định cho thấy hầu hết các quan chức Trung Quốc không sẵn sàng bày tỏ ý kiến cá nhân.

Tờ báo của Trung Quốc cũng đăng bài viết: "Putin đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên hướng Đông của phương Tây", và đặt câu hỏi tại sao Điện Kremlin lại có động thái như vậy? Theo tác giả, nó được quyết định bởi thực tế là phương Tây, vốn công khai hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine, thực chất là nhằm hạn chế, bao vây "không gian chiến lược của Nga". Và thực tế cho thấy, "với sự sụp đổ của Liên Xô, phương Tây đã liên tục gây sức ép trong suốt hơn 20 năm qua, và Ukraine hiện là đích đến cuối cùng trong kỷ nguyên tiến sang phương Đông của phương Tây".

Trong thế kỷ XIX, cũng như tại thời điểm hiện nay, nhiều nhà sử học Nga, Trung Quốc và thế giới đều nhìn nhận rằng chính Nga đã bảo vệ châu Âu thoát khỏi bước chân xâm lược của Đế quốc Mông Cổ tràn tới từ phương Đông. Và giờ đây, Nga lại đóng vai trò lịch sử, được ví như một rào cản, một lá chắn bảo vệ phương Đông khỏi bước chân "xâm lược" của phương Tây, mà thực chất là âm mưu đè bẹp phương Đông của Mỹ và NATO.

Để đánh giá chính sách của Bắc Kinh trong vấn đề Ukraine, báo Độc lập (Nga) đã phỏng vấn nhà Trung Quốc học nổi tiếng, trưởng nhóm nghiên cứu Viện Viễn Đông - ông Jacob Berger. Chuyên gia này cho biết: "Quan điểm chính thức và công khai của Trung Quốc là không hỗ trợ bất kỳ bên nào, đồng thời vẫn duy trì quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine".

Trung Quốc đã cố tỏ ra nghiêng về phía Mỹ và châu Âu ủng hộ Ukraine. Điều đó đã đem lại cho Bắc Kinh rất nhiều thuận lợi, cả trên phương diện kinh tế lẫn chính trị, bởi có lẽ trong cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc luôn ẩn mình và không khiến bên nào mếch lòng.

Tuy nhiên, điều Trung Quốc không thể hiện, không chính thức thừa nhận, nhưng dường như ai cũng nhận thấy, đó là nước này tỏ ra ủng hộ cách hành xử cũng như quan điểm của Nga. Thậm chí có những ý kiến tỏ ra ngưỡng mộ cách hành xử quyết đoán và ấn tượng của Putin.

Bài báo kết luận chừng nào người Trung Quốc, cũng như người Nga, còn coi nhẹ và cho các khía cạnh pháp lý của vấn đề xuống hàng thứ hai, khi họ quan tâm nhiều hơn đến lợi ích thực sự của quốc gia mình, chừng đó, hành động trên cũng là điều dễ hiểu.

Ông Berger nói thêm: "Khi Trung Quốc còn cố gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây, mặc dù họ ngấm ngầm thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, bằng cách hướng sự chú ý của Mỹ và dư luận quốc tế vào các vấn đề ở châu Âu, thì chủ trương ủng hộ đường hướng của Nga, cũng đồng nghĩa như Trung Quốc đang bắn đi một mũi tên, mà đạt được hai mục đích. Và lúc này là thời điểm thích hợp để Trung Quốc giương cung".


Quế Anh

Ukraine - Khoảng lặng không yên tĩnh
Ukraine - Khoảng lặng không yên tĩnh

Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn, hàng loạt vụ nổ đã xảy ra ở phía đông thành phố Mariupol, trong khi tiếng đạn pháo rền vang tại một khu vực ở phía bắc Donetsk. Có vẻ như một giải pháp hòa bình thực sự cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine vẫn còn xa vời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN