Đối thoại giữa Mỹ và Nga về cuộc xung đột ở Ukraine có thể là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Nền kinh tế Syria đã chạm mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến cách đây gần 12 năm, với lạm phát leo thang, đồng tiền lao dốc và tình trạng thiếu nhiên liệu nghiêm trọng khắp đất nước.
Tháng 12/2022, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm Saudi Arabia lần đầu tiên sau khoảng 7 năm. Chuyến thăm rất được dư luận quan tâm chú ý trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào dầu thô từ Trung Đông.
Giá năng lượng và lương thực cao là kết quả "đã biết" của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong khi những hậu quả tiếp theo sẽ dần bộc lộ theo thời gian.
Nhiều nhà quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng đang lo ngại nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Tuy nhiên, các nhà phân tích của hãng đánh giá tín nhiệm Moody's cho rằng nhiều khả năng nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ rơi vào tình trạng “slowcession", tức tăng trưởng gần như chững lại nhưng không rơi vào suy thoái.
Thời tiết ôn hòa giúp các kho dự trữ khí đốt của EU chưa bị cạn kiệt, nhưng cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu có thể vẫn chưa chấm dứt vì phần lớn việc giảm tiêu thụ là do ngành công nghiệp bị phá hủy.
Trong khi Ukraine gặp thách thức về bổ sung thiết bị, đạn dược, nhân sự cũng như cân nhắc về viện trợ của phương Tây, Nga đang tiến hành một cuộc chiến tiêu hao làm suy yếu các nguồn lực chiến lược của đối thủ, đồng thời sẵn sàng rút lui mỗi khi có tình huống chiến thuật bất lợi.
Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đúng thời điểm các quốc gia thành viên nói riêng và liên minh nói chung đang phải đối mặt với những thách thức lịch sử.
Sau hơn một tháng rưỡi tiếp nhận chiếc búa chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023 tại lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 ở Phnom Penh giữa tháng 11 vừa qua, Indonesia sẽ chính thức ngồi vào “ghế lái” của tổ chức khu vực hơn 680 triệu dân này từ ngày đầu Năm mới 2023.
Năm 2022 được kỳ vọng chứng kiến nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, năm 2022 lại đánh dấu bằng một cuộc xung đột mới, lạm phát cao kỷ lục và các thảm họa liên quan đến khí hậu. Đó là một năm "đa khủng hoảng", theo cách gọi của nhà sử học Adam Tooze.
Theo số liệu do tổ chức Bảo vệ trẻ em công bố ngày 29/12, số người đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực tại 8 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất đã tăng gần 57% từ 16,1 triệu người trong năm 2019 lên 25,3 triệu người.
Do cuộc xung đột tại Ukraine, nền kinh tế của hầu hết các nước sẽ tiếp tục tăng ở mức thấp trong năm 2023 và lạm phát vẫn ở mức cao, nhất là ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vì phải nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt với giá cao.
Mùa đông ảnh hưởng đến điều kiện chiến trường và tác chiến, không chỉ đối với hoạt động chiến đấu trực tiếp mà còn cả với hậu cần và cơ động ở những khu vực đang diễn ra giao tranh.
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các công ty dầu khí của Canada dự kiến sẽ tăng chi tiêu trong năm 2023, song các nhà phân tích cho rằng mức tăng này sẽ khiêm tốn và không trở lại thời kỳ bùng nổ.
Sau khi được quốc hội (Knesset) phê chuẩn, chính phủ liên minh mới của Israel đã tuyên thệ nhậm chức chiều 29/12, đánh dấu khởi đầu của một chính phủ cực hữu nhất từ trước tới nay, đồng thời đặt ra cho tân Thủ tướng Benjamin Netanyahu những thách thức trong việc cân bằng các chính sách đối nội và đối ngoại.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11 với nhiều thiệt hại nặng nề, hàng triệu người phải sơ tán và nhiều thành phố biến thành động đổ nát, song tín hiệu về một cuộc đàm phán hoà bình dường như vẫn rất mong manh.
Giới phân tích cho rằng bất chấp nguồn cung khí đốt từ Nga giảm, châu Âu vẫn có thể vượt qua mùa đông này mà không phải cắt giảm cho khách hàng. Tuy nhiên, việc người dân thay đổi để thích nghi với cảnh mùa đông lạnh hơn và phải trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt vẫn là chưa đủ để ứng phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung trong những năm tới.
Từ thời tiết lạnh giá đến sự hỗ trợ của phương Tây, đây là những yếu tố sẽ giúp xác định liệu Kiev và Moskva có thể duy trì đà chiến trường hay không.
Hãng tin Sputnik ngày 27/12 đã có bài viết nhận định về tác động của giá dầu đối với nền kinh tế thế giới.
Một giải pháp công nghệ khá đơn giản được đề ra, mà tờ New York Times đã mô tả bằng một cụm từ trong phim "Apollo-13" - "đặt một cái chốt vuông vào một lỗ tròn".
Sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, ngành du lịch quốc tế đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ khi nhiều nước dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và mở cửa biên giới.