Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 30/10, tại Cần Thơ. Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ khó khăn khi thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non trong thực tiễn, trên cơ sở đó tham vấn giải pháp tháo gỡ, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản luật.
Trước nhiều dư luận về vụ việc này, cô giáo trong vụ việc phụ huynh bắt cô giáo quỳ vẫn không làm đơn tố cáo phụ huynh. Không có lá đơn này, cơ quan chức năng không có căn cứ vào cuộc điều tra hành vi vi phạm "Tội làm nhục người khác" mà theo nhiều chuyên gia pháp luật là hoàn toàn có căn cứ để kết tội cho vị phụ huynh học sinh.
Vụ ép cô giáo quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh vừa qua ngay trong ngôi trường mình giảng dạy ở Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã gây chấn động dư luận không chỉ trong ngành giáo dục. Có giới hạn nào cho việc xử phạt, răn dạy học sinh, có khoảng cách nào của đạo nghĩa thầy trò xưa và nay, có tổn thương nào trong học sinh khi đem những hành xử kiểu “luật rừng” vào môi trường giáo dục?
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 22, sáng 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc ở bậc Trung học cơ sở, được phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4,5 (cấp Tiểu học).
Dự kiến, tháng 4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới để triển khai các công tác chuẩn bị, đưa vào thực hiện từ năm học 2019 - 2020.
Năm 2017, tổng số giáo sư, phó giáo sư là 1.226 người; được xem là tăng đột biến so với các năm trước. Đã có thông tin cho rằng dường như có dấu hiệu không bình thường về một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo “Thông tư Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông” để lấy ý kiến góp ý rộng rãi trong xã hội.
Điểm mới giải thi Violympic năm nay có thay đổi về thể lệ như giảm số vòng thi, sẽ không còn vòng thi các cấp mà chỉ gồm các vòng tự luyện và chung kết toàn quốc với hơn 200 triệu đồng giải thưởng. Cuộc thi có nhiều cải tiến nội dung và công nghệ.
Ngay khi thông tin 100 giáo viên dạy hợp đồng tại các trường mầm non trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đã 8 tháng liền chưa được trả lương được đăng tải trên Báo Tin tức, các phóng viên tiếp tục đi tìm kiếm câu trả lời từ các ngành chức năng.
Sẽ không còn bất cứ khoản đóng góp nào có tên gọi là khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường phổ thông công lập trên toàn thành phố Hà Nội.
Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và Văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12.
Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa có công văn hướng dẫn, bổ sung một số nội dung về quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn. Để làm rõ hơn quy định trưởng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có ít nhất 2 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, báo Tin tức đã có trao đổi riêng với bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội về vấn đề này.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Bộ Giáo dục - Đào tạo đang trưng cầu ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Một trong những điểm mới của dự thảo là bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh Trung học phổ thông.
Chiều 6/1, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm phối hợp hỗ trợ công tác dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo nội dung Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang được Bộ Giáo dục - Đào tạo xin ý kiến, sẽ không có sự phân biệt hình thức đào tạo chính quy hay tại chức. Vậy điều này có gì lợi và bất lợi?
Các nhà khoa học, thầy cô giáo mầm non, tiểu học và chính các thành viên Hội Người khuyết tật cùng khẳng định việc nâng cao khả năng tiếp cận cho giáo dục cho trẻ khuyết tật có thể thực hiện bằng sự kết nối quan hệ hợp tác của cơ quan nhà nước và Hội Người khuyết tật.
Vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở mầm non Mầm Xanh (Thành phố Hồ Chí Minh) một lần nữa lại cho thấy tình trạng nhiều Khu công nghiệp (KCN) – Khu chế xuất (KCX) chỉ quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất, gần như lãng quên đầu tư hạ tầng xã hội như trường học, khu vui chơi cho con em công nhân.
Những vụ bạo hành liên tục xảy ra trong thời gian gần đây làm dấy lên sự lo lắng của các ông bố bà mẹ là công nhân các khu công nghiệp phải gửi trẻ ở các nhà trẻ tự phát. Không chỉ có ở các tỉnh phía nam hay các thành phố lớn thì mọi nơi có các khu công nghiệp đều gặp phải.
Xoay quanh đề xuất công nhận bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy trong dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), không ghi rõ loại hình đào tạo trên bằng cấp, báo Tin tức đã có cuộc trao đổi riêng với PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - một trong những trường học hàng đầu Việt Nam hiện nay về chất lượng giáo dục.