Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 30/10, tại Cần Thơ. Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ khó khăn khi thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực giáo dục mầm non trong thực tiễn, trên cơ sở đó tham vấn giải pháp tháo gỡ, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các điều khoản luật.
Thực tế cho thấy đề tài tốt nghiệp chính là cầu nối với công việc sau khi sinh viên ra trường. Đây cũng chính là mục đích mà nhà trường, giảng viên hướng dẫn định hướng, cũng như nhà tuyển dụng sẽ nhận diện được một phần năng lực của các em.
Thời gian qua, dư luận xã hội và những người làm công tác giáo dục đều hết sức bức xúc khi xảy ra gian lận điểm thi trong Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018 ở một số địa phương.
Đề tài tốt nghiệp (luận văn, khoá luận, đồ án tốt nghiệp) của sinh viên của nhiều trường đại học hiện nay còn dừng ở tính hàn lâm và đôi khi làm cho có. Tuy nhiên, trong yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay, nhiều trường đại học đi theo hướng ứng dụng, thực hành thì yêu cầu đề tài gắn với thực tiễn phải ưu tiên lên hàng đầu.
Việc TP Hồ Chí Minh sẽ thí điểm lắp đặt camera trong phòng học tại cơ sở giáo dục ở Quận 1, Quận 12 và huyện Hóc Môn trong năm học 2018 - 2019 nhằm góp phần giải quyết tình trạng bạo hành trẻ đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Việc các bậc cha mẹ và xã hội tập trung hình thành và rèn luyện kỹ năng sống là nhu cầu đúng đắn trong thời điểm hiện tại. Nhưng lứa tuổi nào thì nên giáo dục kỹ năng gì để tránh nhồi nhét, tránh hiện tượng cho trẻ đi học kỹ năng sống một cách tràn lan như hiện nay?
Sáng ngày 30/5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội công bố kết quả báo cáo thẩm tra Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho thấy đa phần ý kiến không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo. Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa có thông tin giải thích rõ hơn về vấn đề này.
Sáng nay (29/5), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình trước Quốc hội về dự án sửa đổi Luật Giáo dục trong đó có 2 nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm là bỏ quy định tăng lương giáo viên và miễn học phí sinh viên sưu phạm trong dự án luật. Bên lề Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.
Những năm gần đây, mô hình giáo dục STEM đã bắt đầu được quan tâm ở những thành phố lớn, bước đầu thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt là dần hình thành nhận thức trong giáo viên, học sinh về một mô hình giáo dục tiên tiến, mang xu hướng toàn cầu.
Xây dựng hệ thống giáo dục mở là một trong hai vấn đề cơ bản và lớn nhất, có giá trị cốt lõi trong Nghị quyết 29 về “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà.
Ngày 19/5, tại Đại học Xây dựng Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết và trao giải Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ 30. Cuộc thi đã thực sự là sân chơi khoa học trí tuệ của những người trẻ đam mê khoa học cơ bản, đam mê Cơ học.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế” đã diễn ra ngày 16/5 tại Hà Nội, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các chuyên gia, nhà quản lý và nhiều nhà khoa học đến từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Vừa qua, câu chuyện Giáo sư Trương Nguyện Thành (người có nhiều năm công tác tại Đại học Utah - Hoa Kỳ) không đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen đã quay trở lại Mỹ làm việc khiến dư luận tiếc nuối vì bỏ lỡ một người tài.
Thời gian qua, những hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực trong môi trường học đường như giáo viên sử dụng những biện pháp tiêu cực trong giảng dạy, học sinh ứng xử không hay với giáo viên… gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin của xã hội với ngành giáo dục và đào tạo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh khó khăn, người học vẫn còn lúng túng trong việc chọn nghề, chọn trường. Doanh nghiệp chưa nắm được chính sách và tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, nhiều nơi việc đào tạo chưa gắn với nhu cầu.
Chưa khi nào, môi trường trường học lại có nhiều hiện tượng ứng xử lệch chuẩn như hiện nay. Trò đánh thầy, thầy bắt trò uống nước giặt giẻ lau, phụ huynh học sinh bắt thầy cô quỳ xin lỗi… đã không còn là những trường hợp cá biệt.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang dự kiến xây dựng quy định về việc học sinh sử dụng điện thoại và facebook trong giờ học sao cho hợp lý. Trước thông tin này, nhiều giáo viên, phụ huynh tỏ ra phấn khởi bởi việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
Nghề dạy học được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nhà giáo cần được bảo vệ, được làm việc trong môi trường an toàn nhất, để được yên tâm làm nghề.
Trước vấn đề trên, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng rất quan tâm chất lượng nhà khoa học Việt Nam. Do vậy, ngay khi có ý kiến dư luận Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát ngay toàn bộ các ứng viên GS, PGS đã được công bố.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã tổ chức rà soát 1.226 hồ sơ ứng viên trong đó có tới 95 hồ sơ chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, cần xác minh hoặc có đơn thư tố cáo. Câu chuyện dài kỳ về việc rà soát xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư cho ta thấy rõ ràng về vấn đề minh bạch trong mọi xét duyệt.
Tổ chức giáo dục quốc tế Cambridge Assessment International Education (một bộ phận của Đại học Cambridge) mới đây đã phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm đánh giá về trường chất lượng.