EC kêu gọi tập trung vào sức khỏe cộng đồng và bảo vệ việc làm

Trong một tuyên bố khác với những lời kêu gọi thông thường về các chính sách thận trọng và cải cách, ngày 20/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các nước Liên minh châu Âu (EU) hiện cần tập trung vào đầu tư cho sức khỏe cộng đồng và bảo vệ việc làm và doanh nghiệp, và tạm gác lại những lo ngại về tài chính.

Trong khuyên cáo thường niên gửi tới 27 quốc gia thành viên, EC cho biết EU cần phối hợp một cách tiếp cận chung nhằm phục hồi kinh tế khi hỗ trợ chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thâm hụt ngân sách trong tất cả các nước EU, trừ Bulgaria, sẽ tăng cao hơn mức 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, khi các chính phủ sử dụng tiền công để thúc đẩy kinh tế có nguy cơ chìm sâu vào suy thoái tồi tệ nhất trong năm 2020. Nợ công cũng vì thế mà sẽ tăng cao.

Chú thích ảnh
Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ ngày 17/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, Đại diện cấp cao của EU về các vấn đề kinh tế và tài chính Paolo Gentiloni cho biết: "Thông điệp của chúng tôi rất rõ: cần một quan điểm chung về hỗ trợ tài chính trong toàn bộ thành viên EU, và chúng tôi khuyến cáo các thành viên áp dụng mọi biện pháp có thể để giải quyết hiệu quả dịch bệnh, duy trì kinh tế, và hỗ trợ đảm bảo phục hồi". Ông cũng thận trọng rằng các nước EU không nên hy sinh đầu tư khi tìm cách tái cân bằng sổ sách trong tương lai. "Điều rất quan trọng là tránh mắc sai lầm trong quá khứ: Khi củng cố tài chính cách đây 10 năm, đầu tư đã trở thành nạn nhân đầu tiên. Nếu tái áp dụng cách tiếp cận này sẽ hy sinh các ưu tiên dài hạn của chúng ta".

Ông kêu gọi các chính phủ tập trung đầu tư và cải cách trong giai đoạn phục hồi, dựa trên ưu tiên của EU là một giai đoạn chuyển sang nền kinh tế "xanh" và số hóa, và đảm bảo công bằng xã hội. Ông cũng cho biết thêm rằng EC sẽ gắn khoản chi hơn 1.000 tỷ euro trong quỹ phục hồi với các khoản vay và hỗ trợ trong vài năm tới nhằm các mục tiêu này.

EC cũng sẽ tăng cường các nỗ lực sản xuất lương thực bền vững hơn và ngăn chặn tình trạng mất cân bằng sinh thái, sau khi dịch COVID-19 cho thấy sự cần thiết phải giữ một quan hệ lành mạnh hơn giữa thiên nhiên với các hoạt động của con người. Cơ quan này đề xuất các mục tiêu nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên, khiến động vật phải tiếp xúc gần hơn với con người. EC muốn giảm 50% lượng thuốc diệt cỏ và giảm 20%  lượng phân bón vào năm 2030. Ngoài ra, tỷ lệ nông sản hữu cơ trong cơ cấu nông nghiệp phải đạt mức 25% vào năm 2030, tăng 8% so với hiện nay, trong khi 10% đất nông nghiệp phải gồm diện tích đất "đa dạng sinh thái" như hồ ao ...

Người phụ trách vấn đề khí hậu của EU Frans Timmermán cho biết: "Khi con người hủy hoại thiên nhiên với một tốc độ chưa từng thấy... chúng ta đang đe dọa cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của chính mình".

Bích Liên (TTXVN)
Quốc hội Anh thông qua dự luật chấm dứt quy chế tự do đi lại của người lao động EU
Quốc hội Anh thông qua dự luật chấm dứt quy chế tự do đi lại của người lao động EU

Ngày 18/5, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật chấm dứt quy chế tự do đi lại của người lao động Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN