Một trong những điểm thu hút độc đáo nhất và mang trong mình giá trị cốt lõi của Samten Hills Dalat chính là quần thể các công trình văn hoá Phật giáo đã được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Chứng nhận “Không gian văn hóa tâm linh dành cho Không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat”.
Samten Hills Dalat được xây dựng trên một vùng đồi thuộc thôn Kambute (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vốn là một vùng đất hoang vắng, cằn cỗi, nay nhờ sự đầu tư của Công ty Kim Phát, cả thôn Kambute đã được thay đổi hoàn toàn. Lấy cảm hứng từ dãy Hy Mã Lạp sơn, quần thể kiến trúc này đã tạo nên một cảnh quan Phật giáo hùng vĩ mà khó có nơi nào trên đất nước ta sánh nổi. Chính từ sự hình thành Khu tham quan du lịch văn hóa tâm linh đã góp phần khơi thông và tiếp nối dòng chảy lịch sử Phật giáo Mật Tông, Kim Cương Thừa từ hơn 1.000 năm trước của cha ông ta, từ các thời Lý, Trần.
Không gian Văn hóa Tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa là trung tâm của quần thể các công trình tại Samten Hills Dalat với hệ thống các tác phẩm mỹ thuật Phật giáo Kim Cương Thừa được chế tác bởi đôi bàn tay tài hoa và sự hợp nhất thân – tâm của các nghệ nhân đến từ Ấn Độ, Nepal – quê hương của Đức Phật.
Quần thể kiến trúc Phật giáo tại Samten Hills Dalat đặc sắc với Đại bảo tháp Kinh luân, khu trưng bày văn hóa Phật giáo Kim cương thừa, hệ thống tượng Phật độc đáo… cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đến Samten Hills Dalat, du khách như lạc vào một không gian thuần tịnh, an lạc với điểm nhấn là Không gian văn hóa tâm linh đã được Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam công nhận là Không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Việt Nam. Đây cũng chính là điểm thu hút độc đáo nhất và mang trong mình giá trị cốt lõi của dự án Samten Hills Dalat.
Không gian văn hóa Phật giáo Kim Cương Thừa tại Samten Hills Dalat là một quần thể được tạo tác bằng những thực hành mỹ thuật cổ xưa từ đôi bàn tay của những họa sư đến từ vùng đất Nepal - nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bậc thầy lớn của nhân loại. Từng đường nét, họa tiết đều được thực hiện thủ công và mang những ý nghĩa sâu xa,cao quý và huyền bí.
Trong buổi tọa đàm khoa học “Kim cương thừa trong văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay”, được Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại tổ chức vừa qua, PGS.TS Lại Quốc Khánh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, đã nêu rõ: Mật Tông là một trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VII, sau đó được truyền bá sang Trung Hoa, Nhật Bản….và đặc biệt là phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Sự hiện diện và ảnh hưởng xã hội của Mật tông - Kim cương thừa ở Việt Nam là một thực tế. Xu hướng vận động của Mật tông - Kim cương thừa trong tương lai cũng là một thực tế không thể không quan tâm nếu muốn những giá trị chân chính của tông phái Phật giáo này được giữ gìn và phát huy một cách tích cực.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 vừa qua, Không gian Văn hóa Tâm linh Phật giáo Kim Cương Thừa Samten Hills Dalat đã đón hàng chục ngàn lượt khách tới tham quan trải nghiệm, nghiên cứu về Mật tông - Kim cương thừa. Nhiều vị khách quốc tế đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ… đều đã rất bất ngờ và thích thú trước hệ thống các tác phẩm mỹ thuật Phật giáo Kim Cương Thừa tại đây. Dù ra đời chưa lâu, nhưng Samten Hills Dalat đã trở thành điểm lựa chọn để đến của rất nhiều du khách cũng như các đoàn lữ hành trong nước và quốc tế.