LTS: Bài thơ tác giả viết trước Điện thờ Danh nhân Văn hóa Trương Hán Siêu lúc 4 giờ sáng ngày 26/6/2025.
Mùa đông dắt díu cái lạnh về qua từng cơn gió. Ngang qua phố mùa này, hương thơm của hàng ngô nướng bên bếp than hồng cứ khiến lòng ta xốn xang đến lạ kỳ…
Tiếng trống múa rộn ràng, rộn rã trên khoảng sân rộng rợp mát của vùng đất ven sông Hậu - Phú Hữu. Khói nhang bay mù mịt từ khu di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa lan xa trong khoảng không gian lồng lộng mát dịu tháng mười một.
Cách thức thầy giáo vỡ lòng của tôi bắt đầu một buổi học là thầy dùng cây thước gỗ chia tấm bảng đen ra ba phần tương đối.
Cầm tờ giấy bạc trong tay, nó không biết nói gì hơn, nước mắt rưng rưng vì xúc động đến nghẹn lời. Suốt 18 năm qua, đã có biết bao thầy cô giáo dạy dỗ nó khôn lớn, nên người nhưng chưa bao giờ nó cảm nhận được hết tình cảm cô trò thiêng liêng, quý giá như hôm nay.
Cơn mưa bất ngờ ập đến. Gió càng lúc càng thổi mạnh. Trên các cột đèn xuôi theo đại lộ, các loa truyền thanh đang ra rả thông tin về diễn biến cơn bão dữ sắp tràn về thành phố. Mới 5 giờ chiều mà đường phố vắng tanh.
Thường trong một năm rươi xuất hiện nhiều đợt kéo dài từ tháng 5 cho đến giáp Tết âm lịch, gặp những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (còn gọi là nứt lỗ rươi), người ta mới đem xăm hoặc vợt làm bằng vải màn đi vớt rươi.
Đồng hồ trên tường thong thả gõ đến tiếng thứ mười. Mưa ngoài trời mỗi lúc mỗi nặng hạt hơn. Trời tối đen như mực, gió rít ào ào trên mái tôn nghe rợn người. Con đường nhỏ từ quốc lộ rẽ vào nơi làm việc của Hội người mù giờ không một bóng người.
Quê tôi giờ khác xưa nhiều quá. Nhà cửa khang trang, đường phố to rộng, phương tiện lưu thông đông đúc, nhà hàng khách sạn khá nhiều. Vậy mà có một nơi không mới, đó là chùa Phật chỉ cách thị trấn vài trăm mét...
Với tôi, mỗi khi nhìn thấy cây đèn dầu, thì một nỗi buồn mơ hồ lướt qua trong tôi. Nỗi buồn về những ngày đã qua, về một kiếp người, về những câu chuyện bên lề cuộc sống.
Cha tôi mất được hơn năm thì mẹ tôi lấy chồng, người Mỹ. Tôi tám tuổi, về ở với bác Điểm, chị gái của cha. Từ ngày cha đi chữa bệnh gần hai năm, tôi chưa được thăm cha lần nào vì mẹ bảo người ta cấm không cho phép trẻ con được bước vào đó.
Có một miền ký ức màu xanh mướt mị luôn cồn cào như muốn nhú mầm vươn lên trong trái tim tôi. Đó là nỗi nhớ về giàn bí đỏ của ngoại.
Khi những cơn mưa đầu mùa đậm hạt thì cũng là lúc những trái ô môi treo lủng lẳng trên cành bắt đầu chín, ngả màu nâu chuyển sang đen. Mùa ô môi đã đến.
Tôi biết mùa thu đã về ngoài ngõ khi sáng nay mở cửa bước ra, nghe trong gió hơi lạnh dìu dịu mơn man chạm vào da thịt, chạm vào chút run rẩy. Một chút lạnh dịu dàng, nồng nàn đã bắt đầu ươm trong lòng đất trời vươn mình khắc khoải vào se sắt cảm nhận của mỗi người.
Mưa giăng trắng chiều, phố nghiêng nghiêng phố. Con đạp xe đến thăm cô. Quãng đường hơn mười cây số như dài hơn bởi cơn mưa bất chợt.
Dì gọi điện về kể dông dài đủ thứ chuyện. Lan man rồi dì hỏi chuyện cây khế cạnh cầu ao mùa này có còn trĩu quả. Lúa ngoài đồng chắc đã vàng ruộm một màu, cánh đồng quê độ này có lẽ đang rộn rịp mùa vụ?
Cá leo thuộc loại cá da trơn, da có màu xám hoặc hơi nâu, chuyên sống ở thác hoặc nơi nước chảy xiết. Cá có thân dài, dẹp ngang. Đầu tương đối to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, có hai đôi râu ở hàm trên và hàm dưới.
Tốt nghiệp đại học sư phạm loại giỏi, thay vì ở lại Hà Nội làm việc, Hùng xin phép bố mẹ cho mình lên vùng cao dạy học.
Tuần trước, Hoàng tình cờ xem ti vi những mẩu chuyện quá cảm động về những đoàn tàu không số ngay trên nơi “chôn nhao cắt rún” của mình. Nỗi ray rứt, ân hận cứ xoáy vào tâm trí như những thước phim đau đớn, hờn trách những người đã và đang lãng quên quá khứ...
Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng mười, tháng mười một là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà
“Mồ côi cha ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ lót lá mà nằm”. Ba mất khi con còn quá nhỏ, một mình mẹ đã hi sinh cả cuộc đời để nuôi dạy con khôn lớn, nên người. Vậy mà chưa một lần con thể hiện tình cảm với mẹ