Mỹ lợi gì khi trừng phạt ngành quốc phòng Nga?

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa các nhà sản xuất vũ khí lớn của Nga vào danh sách những lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, bất chấp một thực tế rằng việc ngừng hợp tác có thể sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khách hàng Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mục đích thực sự của biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhà sản xuất vũ khí Nga là để củng cố vị thế của Mỹ trên thị trường vũ khí béo bở.

Ngày 16/7, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mở rộng mới nhất đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng trong khi các biện pháp trừng phạt trước đó chủ yếu nhằm vào các cá nhân, thì lần này, các lệnh trừng phạt lại nhằm vào các công ty chế tạo vũ khí của Moskva. Một trong những công ty nằm trong danh sách trừng phạt là thương hiệu mang tính biểu tượng quân sự của Nga Kalashnikov. Vào tháng 1/2014, một thời gian dài trước khi xuất hiện sự suy giảm trong mối quan hệ Nga - Mỹ do cuộc khủng hoảng Ukraine, công ty trên của Nga đã ký một hợp đồng độc quyền để cung cấp vũ khí cho Mỹ và Canada.

Một công nhân Nga đang lắp ráp xe tăng tại công ty JSC Uralvagonzavod.


Súng máy và tên lửa

Xuất khẩu của công ty Kalashnikov sang các nước này ước tính từ 80.000 đến 200.000 khẩu súng máy và tên lửa mỗi năm. Đặc biệt, Mỹ mua các loại súng thể thao, súng trường và các loại súng săn dưới nhãn hiệu Izhmash, cũng như súng trường Saiga cho các đơn vị cảnh sát.

Ngoài việc bán vũ khí cho Mỹ, Kalashnikov cũng xuất khẩu vũ khí sang 27 quốc gia khác, trong đó có Anh, Italy, Đức và Na Uy.

Các công ty quốc phòng khác củavNga cũng nằm trong danh sách các lệnh trừng phạt là NPO Bazalt, NPO Mashinostroyeniya và Cục Thiết kế KBP, vốn là nhà cung cấp vũ khí nổi tiếng cho Syria. Bazalt sản xuất hệ thống chống tăng di động; Mashinostroyeniya cung cấp cho Damascus các hệ thống tên lửa bờ biển di động Bastion, trong khi KBP cung cấp cho Syria các hệ thống pháo phòng không Pantsir-S1.

Vadim Kolyuzin, một giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự nga, đã chỉ ra chính sách thực dụng của Mỹ trong các biện pháp trừng phạt. "Moskva không tham gia vào các sự kiện ở Ukraine và tại Syria, Nga cũng giới hạn mình với các biện pháp chính trị", ông nói.

Theo Giáo sư Kolyuzin, quyết định của Bộ Tài chính Mỹ chỉ là vì lý do kinh tế. Số liệu được công bố bởi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) chỉ ra rằng Nga là nước xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự lớn thứ 2 thế giới.

Tổng doanh thu xuất khẩu của Nga trong năm 2013 là 13,2 tỷ USD. Đầu tháng 2/2014, đơn đặt hàng xuất khẩu đối với các sản phẩm quân sự của Moskva đạt 40 tỷ USD. Nga cũng đang chinh phục các thị trường mới, mà trong quá khứ vốn hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, chẳng hạn như châu Mỹ La tinh. Trong những năm gần đây, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự của Nga với Venezuela và Brazil đã trở nên quan trọng chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Algeria.

Năm 2006, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Rosoboronexport và Sukhoi vì sự hợp tác của họ với Iran và Venezuela. Trước đó, Moskva cung cấp cho Teheran hệ thống chống máy bay Tor, trong khi Sukhoi bán cho Caracas 24 chiếc Su-30MK2.

Một số công ty của Mỹ và Châu Âu vẫn còn phải phục thuộc vào thiết bị và động cơ máy bay của Nga.


Hiệu ứng dây chuyền

Tuy nhiên, sau 6 tháng, các biện pháp trừng phạt trên đã bị hủy bỏ. Đó là vì công ty Boeing của Mỹ đã mua 40% titan, vốn cần thiết cho việc sản xuất máy bay Boeing 787 từ công ty VSMPO-AVISMA, do các công ty Rostec và Rosoboronexport của Nga kiểm soát, theo một thỏa thuận đạt được trong một cuộc gặp giữa Giám đốc điều hành công ty Boeing James McNerney và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva.

Vào đêm trước của các biện pháp trừng phạt mới nhất, tại cuộc Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough 2014 ở ngoại ô London, Giám đốc điều hành của Boeing vội vã dự đoán tình hình và thông báo rằng Boeing đang tìm kiếm một sự thay thế cho titan từ Nga, nhưng sẽ không muốn từ bỏ thỏa thuận với Moskva.

Những hợp đồng đã ký với Boeing nằm trong giai đoạn 2013 - 2018 với công ty VSMPO-AVISMA trị giá 1,5-2 tỷ USD. Vậy Boeing sẽ thiệt hại bao nhiêu nếu chấm dứt các hợp đồng này? Bởi vì Rostec là một trong những công ty nằm trong danh sách trừng phạt vào ngày 16/7 vừa qua, nên công ty VSMPO-AVISMA cũng bị ảnh hưởng. Do những rắc rối với Boeing, VSMPO-AVISMA đã mở rộng hợp tác với các đối tác khác, chẳng hạn như Airbus của châu Âu, công ty cũng mua titan của Nga để phục vụ cho việc chế tạo máy bay của họ. Theo hợp đồng mới, các công ty của Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp tấm dán kim loại và các tấm phía ngoài cho cho các động cơ máy bay A320 mới.

A320 mới là một phiên bản nâng cấp của gia đình máy bay A320 với động cơ tiên tiến. Có hai loại động cơ cho máy bay trên: CFM International LEAP-X của châu Âu và Pratt & Whitney PW1100G của Mỹ. Tuy nhiên, động cơ PW1100G không chỉ sử dụng cho máy bay bay đường dài của châu Âu mà còn cho cả máy bay MS-21 của Nga.

Công ty Irkut của Nga, nơi chế tạo máy bay MS-21, không chỉ chế tạo các máy bay chở khách, mà còn tham gia hỗ trợ tài chính để tạo ra động cơ PW1100G. Theo Mikhail Pogosyan, Chủ tịch của Tập đoàn United Aircraft - cổ đông lớn nhất của Irkut - đã có 180 đơn đặt hàng cho loại máy bay mới này (toàn bộ thị trường bao gồm 1.000 đơn vị). Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Yury Slyusar đã thông báo rằng trong trường hợp bị gián đoạn nguồn cung động cơ, Moskva sẽ có hành động pháp lý.


Công Thuận
Tại sao EU không thể 'cắt đứt’ mối quan hệ với Nga?
Tại sao EU không thể 'cắt đứt’ mối quan hệ với Nga?

Khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, Mỹ và EU dường như bị sa lầy vào cuộc chiến ý chí và trừng phạt Nga dù vẫn còn phụ thuộc lâu dài vào năng lượng của Moskva. EU đã tự khóa mình vào các biện pháp trừng phạt Nga và điều này, đổi lại, đang làm xói mòn những liên kết giữa các thành viên EU.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN