Số phận bi thảm của các tàu sân bay-biểu tượng sức mạnh Mỹ - Kỳ cuối

Các tàu sân bay của Mỹ vào thời kỳ đỉnh cao của chúng là những “ông hoàng” trên các vùng biển, biểu tượng về sức mạnh trên biển của Mỹ. Tuy nhiên, số phận của những chiếc tàu sân bay này lại rất khác nhau. Một số bị đánh chìm trong các cuộc chiến tranh, số khác thì bị thải loại.

USS Princeton (CV-37)

USS Princeton (CV-37) năm 1951.


Được đưa vào hoạt động tháng 11/1945, tàu sân bay Princeton (CV-37) nặng 27.100 tấn, dài 270m và có thể mang theo 90 - 100 máy bay. CV-37 đã không kịp tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhưng đã được triển khai trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và thực nhiệm vụ hỗ trợ quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với vai trò như một tàu sân bay tấn công đổ bộ được chuyển đổi.

USS Princeton ngừng hoạt động vào năm 1970 và được bán làm phế liệu một năm sau đó.

USS Midway (CV-41)

Đây là chiếc tàu sân bay hàng đầu trong số các tàu sân bay cỡ lớn lớp mới. Được biên chế vào tháng 9/1945, CV-41 nặng 45.000 tấn, dài 296m và về mặt lý thuyết có thể mang được 137 máy bay, nhưng thực tế Hải quân Mỹ đã kết luận rằng tàu sân bay này không thể mang được số lượng máy bay như vậy.

Bảo tàng Midway USS (CV-41).


Thời gian hoạt động của CV-41 chủ yếu là trong Chiến tranh Việt Nam với nhiệm vụ là rải mìn ở xung quanh các cảng biển ở miền bắc Việt Nam và sau đó sơ tán những người tị nạn khi chế độ ngụy quân Sài Gòn sụp đổ. USS Midway cũng đóng góp một phần trong chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq và ngừng hoạt động vào năm 1992. Mười một năm sau, tàu sân bay này được cải tạo để trở thành bảo tàng Midway. Năm 2004, bảo tàng sân bay Midway mở cửa tại cảng Hải quân Pier ở San Diego.

USS Valley Forge (CV-45)


Con tàu này được đưa vào hoạt động tháng 11/1946. Đây là tàu sân bay cuối cùng thuộc lớp Essex gia nhập hạm đội của Hải quân Mỹ. CV-45 nặng 27.100 tấn và dài 270m, mang được 90 - 100 máy bay. USS Valley Forge đã thực hiện các vụ ném bom đầu tiên trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và tiếp tục được triển khai nhiều lần đến năm 1952. Tàu sân bay này cũng từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam.

USS Valley Forge (CV-45).


CV-45 dự kiến sẽ trở thành một bảo tàng sau khi ngừng hoạt động vào năm 1970, nhưng sau đó đã bị bán cho công ty Nicolae Joffre để tháo dỡ vào năm 1971. 

USS Saipan (CVL-48)

Saipan là chiếc tàu sân bay hàng đầu trong số những tàu sân bay hạng nhẹ lớp mới. Được đưa vào hoạt động tháng 7/1946, CVL-48 nặng 14.500 tấn, dài 208m và có khả năng chứa được 50 máy bay. Năm 1966, Saipan được chuyển đổi thành một tàu tiếp sóng thông tin liên lạc chủ yếu và đổi tên thành Arlington.

USS Saipan (CVL-48).


Tàu này cũng đã tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam năm 1967 và 1968, sau đó giúp phục hồi các phi hành gia trở về từ các chuyến bay không gian của NASA. Ngừng hoạt động vào năm 1969, tàu bị bán để tháo dỡ 10 năm sau đó.

USS Forrestal (CV-59)

Con tàu được đưa vào phục vụ năm 1955, mở ra một thế hệ mới gọi là “siêu tàu sân bay”, nặng 60.000 tấn và dài 302m. USS Forrestal được thiết kế để mang theo khoảng 85 máy bay và ngừng hoạt động vào năm 1983.

USS Forrestal bị cháy ngày 29/7/1967.


Một số phụ tùng của nó được sử dụng bổ sung cho hạm đội tàu sân bay. Những gì còn lại sau đó được Hải quân Mỹ xem xét tặng cho một tổ chức để đánh chìm để làm rạn san hô nhân tạo, nhưng kế hoạch này đã thất bại. Tháng 2 năm nay, USS Forrestal đã bị bán.

USS Ranger (CVA-61)

USS Ranger (CV-61).


Ranger là siêu tàu sân bay lớp Forrestal thứ 3. Đưa vào hoạt động năm 1957, tàu tham chiến liên tục từ Chiến tranh Việt Nam đến Chiến dịch Bão táp sa mạc ở Iraq. CV-61 ngừng hoạt động vào năm 1993 và được gửi đến Cơ sở Bảo dưỡng tàu Hải quân ở Bremerton, Washington. Kế hoạch biến con tàu này thành một viện bảo tàng trên sông Columbia gần Fairview, Ore được đề xuất vào năm 2012 đã thất bại. Do đó, Ranger có thể sẽ bị loại bỏ.

USS America (CV-66)

Con tàu này được đưa vào hoạt động năm 1965. Là một tàu sân bay lớp Kitty Hawk, USS America  nặng 62.154 tấn, dài 302m và mang được 79 máy bay. CV-66 đã tham gia trong Chiến tranh Việt Nam và được triển khai trong các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và sơ tán ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như hỗ trợ hoạt động trong các chiến dịch Lá chắn sa mạc và Bão táp sa mạc ở Iraq.

USS AMERICA (CV-66) năm 1983.


Ban đầu, Hải quân Mỹ dự kiến lên chương trình kéo dài tuổi thọ cho tàu sân bay này, nhưng vì bị cắt giảm ngân sách, CV-66 đã ngừng hoạt động vào năm 1996. Năm 2005, tàu bị đánh đắm gần Cape Hatteras, ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina.

USS John F. Kennedy (CV-67)


USS John F. Kennedy (CV-67) năm 2008.


Tàu sân bay John F. Kennedy được đưa vào biên chế năm 1968. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường mới nhất của Hải quân Mỹ được xây dựng trước các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz. Trong suốt những năm 1970, CV-67 đóng ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải và đáp trả các vụ đánh bom ở Beirut, Leban vào năm 1983. Con tàu cũng đã tham chiến trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Tàu John F. Kennedy ngừng hoạt động vào năm 2007 và hiện đang là một phần của hạm đội dự trữ Philadelphia.


Công Thuận (Theo U.N.S.I)
Số phận bi thảm của các tàu sân bay-biểu tượng sức mạnh Mỹ - Kỳ 2
Số phận bi thảm của các tàu sân bay-biểu tượng sức mạnh Mỹ - Kỳ 2

Các tàu sân bay của Mỹ vào thời kỳ đỉnh cao của chúng là những “ông hoàng” trên các vùng biển, biểu tượng về sức mạnh trên biển của Mỹ. Tuy nhiên, số phận của những chiếc tàu sân bay này lại rất khác nhau. Một số bị đánh chìm trong các cuộc chiến tranh, số khác thì bị thải loại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN